05/12/2023 09:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kỳ lạ loài chim ngủ hơn 10.000 giấc mỗi ngày

Trong mùa sinh sản, chim cánh cụt chinstrap có thể ngủ đến 600 lần/giờ, hơn 10.000 lần/ngày. Mỗi lần chúng ngủ chỉ... 4 giây.

Bí mật đằng sau cánh ngủ lạ kỳ của chim cánh cụt chinstrap - Ảnh: CNN

Bí mật đằng sau cách ngủ lạ kỳ của chim cánh cụt chinstrap - Ảnh: CNN

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science cho thấy chim cánh cụt chinstrap có thói quen ngủ độc đáo trong mùa sinh sản.

Tác giả nghiên cứu là nhà sinh thái học hành vi Won Young Lee thuộc Viện Nghiên cứu địa cực Hàn Quốc. Từ gần 10 năm trước, ông đã để ý đến cách ngủ của loài chim cánh cụt chinstrap, tên khoa học Pygoscelis antarcticus, khi đang làm tổ trên đảo King George, thuộc Nam Cực.

Ông Lee bắt đầu hợp tác với nhà sinh lý học về giấc ngủ Paul-Antoine Libourel thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học thần kinh Lyon (Pháp) để cùng khám phá giấc ngủ ở những con chim cánh cụt này.

Khi thu thập dữ liệu, nhóm sử dụng các thiết bị đo hoạt động não của chim và các công cụ ghi lại chuyển động, vị trí của chúng.

Kết quả, các nhà nghiên cứu nhận thấy vào mùa sinh sản, giấc ngủ của chim cánh cụt chinstrap vô cùng rời rạc.

Trung bình chúng ngủ hơn 600 giấc ngắn mỗi giờ, mỗi giấc trung bình chỉ 4 giây. Thậm chí đôi khi chim cánh cụt ngủ chỉ với nửa bộ não.

Tổng cộng, nhóm đếm được mỗi ngày một con chim cánh cụt "ngủ gật" khoảng 10.000 lần. Tuy nhiên, 10.000 lần ngủ gật này tương đương hơn 11 giờ ngủ cho mỗi bán cầu não.

Chuyên gia Lee cho rằng cách ngủ khác thường của chim cánh cụt chinstrap vẫn cân bằng được nhu cầu não nghỉ ngơi và nhu cầu hoạt động mùa sinh sản.

Thời điểm này, chim cánh cụt thường phải cảnh giác cao độ để bảo vệ trứng, đặc biệt trước những kẻ cướp chực chờ như chim Stercorarius antarcticus. Ngoài ra, bầy chim cánh cụt trong mùa sinh sản thường rất ồn ào, có khi hỗn loạn, dễ làm gián đoạn giấc ngủ.

Chim cánh cụt chinstrap - Ảnh: PINTEREST

Chim cánh cụt chinstrap - Ảnh: PINTEREST

Ngoài chim cánh cụt chinstrap, một số loài động vật khác cũng có cách ngủ đặc biệt. Chẳng hạn, cá heo có thể ngủ bằng nửa bộ não liên tục và duy trì trạng thái cảnh giác trong hơn 2 tuần. Vịt trời cũng biết ngủ nửa bộ não.

Tuy nhiên theo chuyên gia Lee, ngủ nửa bộ não bằng giấc ngủ cực ngắn chỉ vài giây như chim cánh cụt chinstrap thì chưa từng có ở các loài khác.

"Giấc ngủ rất đa dạng và linh hoạt trong thế giới tự nhiên. Bằng cách nghiên cứu cách ngủ, chúng ta có thể hiểu động vật đã tiến hóa như thế nào để bộ não hồi phục tốt nhất", ông Lee nói.

Giải mã thói quen sinh sản kỳ lạ của chim cánh cụt mào dựng

Chim cánh cụt mào dựng luôn loại bỏ quả trứng đầu tiên chúng đẻ ra là do chúng không thể nuôi dưỡng cùng lúc 2 chim non.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Trái đất vừa trải qua ngày ngắn hơn bình thường do những thay đổi trong tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, vẫn còn hai ngày ngắn hơn bình thường nữa trong mùa hè này.

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm

Nhà nghiên cứu Indonesia xác định hợp chất Kuwanon J trong cây dâu tằm có thể chống ung thư cổ tử cung.

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần

Các nhà khoa học Úc đã đạt bước tiến mang tính cách mạng trong công nghệ pin lượng tử, khi họ kéo dài thành công thời gian lưu trữ năng lượng của loại pin này lên gấp 1.000 lần so với trước đây.

Tạo ra pin lượng tử trữ năng lượng lâu gấp 1.000 lần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar