07/05/2019 16:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Để sống sót trong môi trường ngày càng ô nhiễm, một loài cá sống ở kênh Houston Ship, Mỹ đã tiến hóa và thích nghi hoàn hảo trong nguồn nước cực kỳ độc hại.

Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần - Ảnh 1.

Cá killi vịnh Mexico đã thích nghi thành công với môi trường ô nhiễm - Ảnh: Andrew Whitehead

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học lần đầu ghi nhận loài cá killi vịnh Mexico (tên khoa học: Fundulus grandis) sống ở kênh Houston Ship đã "ngoạn mục" để trở thành một trong những loài hiếm hoi có thể phát triển tốt trong môi trường ngày nay.

"Phần lớn các loài sẽ không thể sống được trong môi trường thay đổi quá khắc nghiệt. Do đó khi nghiên cứu những loài vẫn tồn tại được, chúng ta có thể hiểu hơn nhiều tiến hóa thú vị của tự nhiên" - Andrew Whitehead, chuyên gia chất độc học của ĐH California (Mỹ), nói.

Ông Whitehead cho biết trong nhiều năm trở lại đây, số lượng cá killi vịnh Mexico suy giảm chóng mặt, nhất là khu vực Đại Tây Dương, nhưng cuối cùng chúng đã gặp may mắn khi có thể tiến hóa vượt qua "nghịch cảnh".

Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần - Ảnh 2.

Thử nghiệm khả năng sống của cá killi vịnh Mexico trong các môi trường độc hại - Ảnh: Daily Mail

Theo nhóm nghiên cứu, cá killi vịnh Mexico sau này đã thừa hưởng gen từ một loài cá killi khác sinh sống 1.700km ngoài khơi Đại Tây Dương.

Họ giải thích việc người dân sống quanh vịnh Mexico thường đánh bắt và vận chuyển loài cá killi ngoài khơi để kinh doanh đã vô tình tạo cơ hội cho chúng và cá vịnh Mexico cơ hội sống chung và giao phối với nhau.

Thông thường, những loài ngoại lai "xâm nhập" vào một hệ sinh thái mới sẽ là thảm họa với loài bản địa, tuy nhiên với cá killi vịnh Mexico lại khác.

Do sự kết hợp với cá killi Đại Tây Dương vốn sở hữu một đoạn gen đặc biệt, con cháu của cá killi vịnh Mexico dần phát triển được bộ da có khả năng chống lại chất độc.

Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần - Ảnh 3.

Thậm chí cá killi con cũng đã có khả năng sống được trong môi trường nước ô nhiễm - Ảnh: Getty Images

PGS Cole Matson từ ĐH Baylor (Mỹ) - đồng tác giả nghiên cứu - cho biết đã thử nghiệm khả năng sống của cá ở 12 môi trường nước ô nhiễm khác nhau, kết quả cá killi vịnh Mexico, thậm chí cá con, có thể sống trong tất cả thử thách trên.

Cá killi thậm chí có thể sống trong môi trường ô nhiễm gấp 1.000 lần so với bình thường.

Kênh Houston Ship là một trong những dòng kênh ô nhiễm nhất thế giới sau khi phải gồng gánh hàng ngàn nhà máy trong suốt 60 năm phát triển công nghiệp ở đây.

Không chỉ các loài vật sống dưới kênh "chịu khổ", cuộc sống người dân xung quanh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phát hiện loài cá sống được trong nước ô nhiễm 1.000 lần - Ảnh 4.

Kênh Houston Ship là một trong những dòng kênh ô nhiễm nhất thế giới - Ảnh: Houston Chronicle

Theo nghiên cứu của ĐH Texas năm 2007, trẻ em sống quanh bán kính 3,2km dọc con kênh Houston Ship có nguy cơ mắc ung thư bạch cầu cao hơn 56% so với tỉ lệ trung bình cả nước.

TTO - Lần đầu tiên một tòa án Anh chấp nhận điều tra lại nguyên nhân tử vong của bé gái 9 tuổi ở London sau khi cảm thấy thuyết phục trước lập luận cho rằng em đã chết vì ô nhiễm không khí.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar