14/08/2019 16:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt cao bằng người

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà khoa học đã phát hiện ra những mẩu xương hóa thạch còn sót lại của loài chim cánh cụt khổng lồ có kích thước bằng con người tại New Zealand.

Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt cao bằng người - Ảnh 1.

Viện bảo tàng Canterbury phục dựng hình dáng và kích thước khổng lồ của loài chim cánh cụt Crossvallia waiparensis - Ảnh: CANTERBURY MUSEUM

Hãng tin AFP cho biết bộ xương thuộc về loài động vật sống dưới nước cao đến 1,6m và nặng 80kg. Đây là loài chim cánh cụt Crossvallia waiparensis chưa từng biết đến, sống ven bờ biển ở kỷ Cổ Cận (Paleocene), khoảng 56 - 66 triệu năm trước.

Viện bảo tàng Canterbury tại New Zealand đã tiến hành phân tích các mẩu xương hóa thạch của loài "chim cánh cụt quái vật" này. Đài BBC ngày 13-8 cho biết Bảo tàng Canterbury vừa thêm Crossvallia waiparensis vào danh sách những loài khổng lồ đã tuyệt chủng tại New Zealand.

"Đây là một trong những loài chim cánh cụt lớn nhất từng được tìm thấy" - ông Paul Scofield, quản lý cấp cao của bảo tàng, nói với Đài BBC. Ông Scofield cho biết thêm rằng đây là đặc trưng của vùng biển tại bán cầu Nam.

Loài chim cánh cụt lớn nhất còn sống ở hiện tại là chim cánh cụt hoàng đế, có thể cao đến 1,2m.

Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt cao bằng người - Ảnh 2.

Mẩu xương hóa thạch thuộc về loài chim cánh cụt Crossvallia waiparensis - Ảnh: CANTERBURY MUSEUM

Ông Scofield giải thích sở dĩ chim cánh cụt có thể trở nên khổng lồ như vậy là nhờ sự biến mất của các loài bò sát sống dưới biển vào cùng thời điểm khủng long tuyệt chủng.

"Trong khoảng 30 triệu năm sau đó chính là thời của chim cánh cụt khổng lồ" - quản lý bảo tàng Canterbury nói.

Loài chim cánh cụt mới phát hiện này, Crossvallia waiparensis, giống với một loài chim cánh cụt tiền sử khác là Crossvallia unienwillia. Loài Crossvallia unienwillia đã được tìm thấy ở Nam cực năm 2000.

Theo các nhà nghiên cứu thì bàn chân của loài chim cánh cụt Crossvallia đóng vai trò quan trọng trong việc bơi dưới nước hơn ở loài chim cánh cụt ngày nay. Hiện vẫn chưa rõ lý do biến mất của loài chim cánh cụt khổng lồ khỏi vùng biển ở Nam bán cầu.

TTO - Hàng trăm hóa thạch của một loài sinh vật biển nguyên thủy có đầu như tàu vũ trụ đã được khai quật tại Canada, cung cấp nhiều thông tin có giá trị về 'kẻ săn mồi' trong giai đoạn tiến hóa quan trọng của sự sống trên Trái đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất 4,2 độ ở Kon Tum

Trưa 25-5, tại khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) xảy ra một trận động đất mạnh 4,2 độ (độ lớn M). Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất 4,2 độ ở Kon Tum

Nghiên cứu mới chỉ cách cắt hành không bị cay mắt

Một nghiên cứu dựa trên vật lý mới đây cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta không bị cay mắt khi cắt hành.

Nghiên cứu mới chỉ cách cắt hành không bị cay mắt

Vì sao đá Mặt trăng có từ tính dù Mặt trăng không có từ trường?

Nhiều loại đá trên Mặt trăng có từ tính mạnh, trong khi nơi này không có từ trường. Câu trả lời có thể đến từ một vụ va chạm thiên thạch khổng lồ trong quá khứ.

Vì sao đá Mặt trăng có từ tính dù Mặt trăng không có từ trường?

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar