20/10/2018 06:40 GMT+7

Hóa thạch cổ xưa nhất thế giới chỉ là đá thông thường?

MINH HẢI
MINH HẢI

TTO - Hóa thạch được nói là cổ xưa nhất thế giới tìm thấy ở Greenland năm 2016 đang gây tranh cãi trong giới khoa học khi nhiều nhà địa chất của NASA tin rằng thực chất nó chỉ là đá thông thường.

Hóa thạch cổ xưa nhất thế giới chỉ là đá thông thường? - Ảnh 1.

Cục đá được cho là hóa thạch cổ đang gây tranh luận trái chiều - Ảnh: ABIGAIL ALLWOOD

Theo National Geographic ngày 17-10, vào tháng 8-2016, Giáo sư Allen Nutman - một nhà địa chất học đến từ Đại học Wollongong, Úc tuyên bố ông và các cộng sự đã tìm thấy những mẫu hóa thạch được cho là lâu đời nhất thế giới trong một mỏm đá ở Greenland. 

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những khối cấu trúc stromatolit dạng nón (được tạo ra bởi những vi khuẩn cổ xưa) có kích thước khoảng 20cm, nằm trong những lớp đá có niên đại khoảng 3,7 tỉ năm.

Phát hiện của Nutman đã xô đổ kỷ lục trước đó thuộc về những mẫu hóa thạch có niên đại 3,5 tỉ năm được tìm thấy ở vùng Pilbara, Úc.

Vào thời điểm đó, phát hiện này được công bố trên tạp chí khoa học Nature, và tiến sĩ Abigail Allwood - một nhà địa chất học và là nghiên cứu viên hàng đầu trong Chiến dịch Mars 2020 của NASA, cũng đồng tình với phát hiện của ông Allen Nutman.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ, Allwood cảm thấy rất kỳ lạ với cấu trúc của các stromatolit này. Cô và đồng nghiệp thuê trực thăng đến địa điểm mà Nutman từng phát hiện, cắt lấy một mẫu hóa thạch và bay trở lại vào ngày hôm sau.

Quay trở lại phòng thí nghiệm, Allwood cắt thứ được gọi là "stromatolit" này và nhận ra rằng nó không hề có dạng hình nón như báo cáo công bố.

Hóa thạch cổ xưa nhất thế giới chỉ là đá thông thường? - Ảnh 2.

Mẫu hóa thạch được cho là lâu đời nhất thế giới được tìm thấy trong một mỏm đá ở Greenland - Ảnh: LUCAS JACKSON/REUTERS

Trong một bài báo cũng được công bố trên tạp chí Nature, Allwood lập luận rằng đây chỉ là sản phẩm của quá trình biến động địa chất diễn ra cách đây hàng tỉ năm, hình thành nên các cấu trúc thoạt nhìn có vẻ giống như stromatolit.

Nutman và các đồng nghiệp đã phản bác lại, cho rằng các stromatolit ở Greenland có tồn tại các lớp bên trong, mặc dù không được bảo quản tốt như các mẫu stromatotit trẻ tuổi hơn ở Úc. Ông cũng chỉ ra sự khác biệt về hóa học của các cấu trúc hình nón. 

Allwood không đồng tình và chỉ ra một loạt "chứng cứ" khác chứng minh lập luận của mình. 

Phoebe Cohen - một nhà cổ sinh vật học và là phó giáo sư ngành địa chất tại trường Williams College, Mỹ cũng cho rằng giải thích của Allwood có nhiều khả năng đúng hơn, có nghĩa là mẫu vật hóa thạch đó thực chất chỉ là một cục đá đơn thuần. Rất nhiều nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử đồng quan điểm với Allwood. 

Nếu những luận điểm của Allwood và những người ủng hộ cô là đúng thì 'hóa thạch cổ xưa nhất thế giới' thực sự là một cú nhầm lẫn 'lịch sử' trong giới khoa học.

MINH HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Trái đất vừa trải qua ngày ngắn hơn bình thường do những thay đổi trong tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, vẫn còn hai ngày ngắn hơn bình thường nữa trong mùa hè này.

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm

Nhà nghiên cứu Indonesia xác định hợp chất Kuwanon J trong cây dâu tằm có thể chống ung thư cổ tử cung.

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar