27/07/2014 15:38 GMT+7

Phát hiện hố khổng lồ thứ hai, lo ngại toàn cầu nóng lên

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TTO - Một miệng hố khổng lồ nữa vừa được tìm thấy ở nơi được gọi là “tận cùng thế giới” tại Siberia, Nga. Giới khoa học đang lo ngại đó là hậu quả của toàn cầu nóng lên.

Miệng hố thứ nhất được trực thăng tìm thấy. Nằm cách nó khoảng 30km là một miệng hố có đường kính 15m - Ảnh: Siberian Times, AP

Một video về miệng hố thứ nhất được tìm thấy ở Siberia - Nguồn: YouTube

Theo tờ Moscow Times, hố khổng lồ thứ hai được những người chăn tuần lộc tìm thấy ở vị trí cách hố thứ nhất khoảng 30km. Thông tin ban đầu cho biết nó có đường kính nhỏ hơn hố thứ nhất, chỉ khoảng 15m và chứa đầy tuyết.

Cả hai cái hố đều nằm trên tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở khu vực Yamal, nơi được gọi là “tận cùng thế giới”. Moscow Times nói dường như hai cái hố chỉ mới hình thành gần đây.

Tuy nhiên trang web Russia Behind the Headlines cho rằng thời điểm hình thành cái hố thứ hai có thể là vào tháng 9 năm ngoái, khi đó những người chăn tuần lộc kể họ nhìn thấy “một thiên thể rơi xuống và sau đó có ánh chớp lóe lên” ở khu vực nằm cách làng Antipayut 56 dặm.

Cả hai hố đều thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng lẫn giới khoa học, trong đó các video clip về hố thứ nhất đã thu hút hàng chục triệu lượt người xem, theo trang Russia & India Report ngày 27-7.

Phía cộng đồng mạng cho rằng các hố này là kết quả của vụ thử vũ khí bí mật, hoặc nổ thiên thạch, cũng có thể là “căn cứ” của người ngoài hành tinh… Giới khoa học cũng có nhiều ý kiến khác nhau về sự hình thành của hai hố.

Một số nhà khoa học nói đây có thể là sự khởi đầu của những thay đổi không thể đảo ngược trong khí hậu của hành tinh chúng ta. Cụ thể, hai hố hình thành là do sự phát thải của khí tự nhiên, mà điều này có thể do sự nóng lên toàn cầu gây ra.

Theo Moscow Times, các nhà khoa học Nga đã tiếp cận và nghiên cứu hố thứ nhất, và bước đầu kết luận hố xuất hiện rất có thể là kết quả của việc "gia tăng của áp lực quá mức" dưới lòng đất, và do thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên họ nói cần nghiên cứu thêm mới có câu trả lời chính xác.

Cận cảnh miệng hố thứ nhất - Ảnh: Siberian Times
Hố được cho là sâu 70m, và có hồ băng ở dưới đáy - Ảnh: Siberian Times
Một nhà khoa học đang nghiên cứu tại miệng hố thứ nhất - Ảnh: Russia & India Report
TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar