14/11/2024 20:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện động vật bí ẩn phát sáng trong vùng tối đại dương

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một loài mới trong 'vùng nửa đêm' của đại dương. Đây là loài động vật thân mềm bí ẩn có khả năng phát sáng.

Loài động vật bí ẩn trong vùng tối của đại dương  - Ảnh 1.

Bathydevius là một loài sên biển biết bơi phát sáng nhờ bioluminescence - Ảnh: MBARI

Có kích thước bằng quả táo, loài mới này được đặt tên là Bathydevius caudactylus và được xếp vào nhóm sên biển. Tuy nhiên, chúng không giống bất kỳ loài sên biển nào mà các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey (MBARI) từng thấy trước đây.

Loài động vật phát sáng dưới đại dương

Thông thường, sên biển sống ở đáy biển hoặc trong các môi trường ven bờ như hồ thủy triều. Chỉ một số ít được biết đến là sống ở vùng nước mở gần bề mặt.

Trong khi đó Bathydevius sống ở "vùng nửa đêm" của đại dương, khu vực sâu từ 1.000 - 4.000m dưới bề mặt đại dương. Với thân hình có đuôi giống mái chèo và phần đầu lớn dạng thạch mềm, chúng có thể phát sáng nhờ phát quang sinh học.

Các nhà khoa học cao cấp tại MBARI, Bruce Robison và Steven Haddock, lần đầu tiên gặp Bathydevius vào tháng 2-2000 trong một cuộc lặn sâu ngoài khơi vịnh Monterey, sử dụng robot điều khiển từ xa Tiburon. Kể từ đó, họ đã có hơn 150 lần quan sát loài "động vật thân mềm bí ẩn" này.

Thoạt nhìn, Bathydevius "trông giống như một cái loa lớn với chiếc đuôi lông vũ" hơn là một con sên biển, đồng tác giả nghiên cứu Haddock cho biết. Nó cũng có một bộ phận giống chân của ốc sên. Điều này ban đầu đã khiến các nhà nghiên cứu thắc mắc chính xác thì Bathydevius thuộc loại động vật thân mềm nào?

Một loài "độc đáo"

Robot nghiên cứu dưới nước đã phát hiện Bathydevius ở vùng biển ngoài khơi bờ Tây Bắc Mỹ, từ Oregon đến Nam California. 

Các nhà nghiên cứu từ Cục Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia cũng đã quan sát một sinh vật tương tự ở rãnh Mariana, nằm ở phía tây Thái Bình Dương, cho thấy Bathydevius có phạm vi sinh sống rộng hơn so với những gì trước đây được biết.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được một mẫu vật để nghiên cứu kỹ hơn trong phòng thí nghiệm. Cấu trúc giải phẫu và di truyền học của mẫu vật tiết lộ rằng đây là một loài hải miên, nhưng là một loài đặc biệt đã thích nghi để bắt mồi và tồn tại trong "vùng nửa đêm".

Hầu hết mọi khía cạnh của Bathydevius đều phản ánh sự thích nghi với "vùng nửa đêm", từ giải phẫu, sinh lý học, sinh sản, kiếm ăn đến hành vi. Chúng di chuyển lên xuống trong cột nước bằng cách co giãn cơ thể hoặc trôi theo dòng chảy. Chúng có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Khi cần tránh kẻ săn mồi, chúng dựa vào cơ thể trong suốt để ẩn mình một cách tự nhiên.

Và nếu bị đe dọa, Bathydevius phát sáng để khiến kẻ thù phân tâm. Các hạt sáng giúp tạo ra một diện mạo "đầy sao" trên lưng Bathydevius có thể được tìm thấy trong các mô của loài này.

Các tác giả nghiên cứu lo ngại việc khai thác đáy biển sâu, bao gồm việc xúc vật liệu từ đáy biển, có thể gây nguy hiểm cho Bathydevius. Một nghiên cứu mô tả về loài mới này đã được công bố trên tạp chí Deep Sea Research Part I.

Đại Tây Dương vào mùa bão: Nhiều bão hơn, khốc liệt hơn

NOAA dự đoán năm nay có khoảng 17 - 25 cơn bão nhiệt đới hình thành ở Đại Tây Dương, cao hơn con số trung bình 14 cơn bão hằng năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar