25/02/2021 11:49 GMT+7

Phát hiện chim hồng tước nửa trống nửa mái cực kỳ quý hiếm

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Nhà điểu học về hưu Jamie Hill đã có cuộc gặp 'một lần trong đời cực kỳ hiếm hoi' và chụp được ảnh một con chim hồng tước phương bắc hiếm lạ, nửa trống nửa mái, tại bang Pennsylvania, Mỹ.

Phát hiện chim hồng tước nửa trống nửa mái cực kỳ quý hiếm - Ảnh 1.

Con chim hồng tước nửa trống nửa mái với bộ lông vừa đỏ vừa nâu được phát hiện tại bang Pennsylvania, Mỹ - Ảnh: JAMIE HILL

Mặc dù không phải chưa từng được biết đến nhưng những con chim lưỡng giới rất hiếm thấy, theo Đài BBC ngày 24-2.

Hồng tước trống có lông vũ màu đỏ trong khi con mái có lông màu nâu nhạt. Con hồng tước ông Hill chụp được có màu lông cả đỏ lẫn nâu, chứng tỏ đây là một con chim mang cả hai giới tính.

Một người bạn của ông Hill đã kể với ông việc bà nhìn thấy một "con chim bất thường" đến kiếm ăn trong trang trại nuôi chim của bà tại quận Warren, bang Pennsylvania.

Ban đầu, ông Hill nghĩ đó có thể là một con chim bạch tạng nhưng không ngờ lại là một con chim nửa trống nửa mái. Sau khi xem hình trên điện thoại, ông nghi ngờ con chim này mắc hiện tượng cá thể lưỡng tính (bilateral gynandromorphism) - có cả bộ phận buồng trứng và tinh hoàn. 

Sau đó, nhà điểu học 69 tuổi này đã đến trang trại của bạn mình và tìm thấy con hồng tước hiếm lạ này. "Sau khi tôi chụp ảnh, tim tôi đập nhanh suốt 5 tiếng cho đến khi về đến nhà và rửa những bức ảnh kỹ thuật số để xem xét kỹ hình ảnh con chim này" - ông Hill chia sẻ.

Giáo sư Brian Peer tại ĐH Tây Illinois cho biết những con chim nửa trống nửa mái thực sự rất hiếm. "Hiện tượng cá thể lưỡng tính xuất hiện là do xảy ra lỗi trong quá trình phân chia tế bào. Trứng và thể cực (tế bào nhỏ được tạo ra trong quá trình hình thành tế bào trứng) của nó được thụ tinh bằng các tinh trùng riêng biệt. Kết quả là xuất hiện một cá thể vừa trống vừa mái" - ông Peer nói.

Theo giáo sư Peer, hồng tước phương bắc là loài chim kiếm mồi phổ biến ở Bắc Mỹ. Bởi vì con trống và con mái trông rất khác nhau nên nếu có cá thể lưỡng tính xuất hiện thì chúng sẽ dễ bị phát hiện.

Gà nửa trống, nửa mái ở An Giang là hiện tượng cá thể lưỡng tính

TTO - Vài ngày qua nhiều người dân huyện An Phú, An Giang đến kéo nhà ông Trần Văn Hổ, 42 tuổi để xem con gà trống “độc nhất vô nhị” có đặc điểm của cả gà trống và gà mái.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar