17/09/2020 08:28 GMT+7

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Đến nay chỉ phát hiện khoảng 50 cây ngoài tự nhiên, loài lan này được các nhà khoa học và cơ quan chức năng bảo vệ nghiêm ngặt, giúp chúng tránh khỏi nhiều mối nguy hại khác nhau.

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’ - Ảnh 1.

Hoa lan nở trong lòng đất - Ảnh: OWAD Environment

Theo Đài ABC (Úc), mới đây Rhizanthella speciosa chính thức được công nhận là loài lan mới ở Úc sau nhiều năm nghiên cứu.

Trước đó vào năm 2016, Maree Elliott - một nhà khoa học về hưu - trong một lần vào Vườn quốc gia Barrington Tops (Úc) tìm nấm lạ đã phát hiện Rhizanthella speciosa.

"Nó nằm dưới một đống lá khô. Ban đầu tôi không biết là gì, có phải nấm không? Nó rất nhỏ, màu trắng hồng, trông như bông hoa đã nở một nửa", bà Elliott nói.

Elliott lập tức đánh dấu và tiến hành nghiên cứu. Sau 4 năm, các chuyên gia chính thức xác nhận Rhizanthella speciosa hoàn toàn mới và là một trong những loài lan hiếm nhất thế giới.

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’ - Ảnh 2.

Bức ảnh đầu tiên về loài lan mới được Elliott chụp lại năm 2016 - Ảnh: OWAD Environment

Hơn 4 năm nay, Elliott cùng một vài người trong nhóm nghiên cứu luôn giữ bí mật về những nơi đã tìm thấy Rhizanthella speciosa trong Vườn quốc gia Barrington Tops rộng lớn.

Theo bà, lan mới nằm trong danh sách những loài đang gặp nguy hiểm cần được bảo vệ khẩn cấp nên giữ "tuyệt mật" là cần thiết.

"Người ta có thể đến và làm hại lan nên trách nhiệm của chúng tôi là bảo vệ chúng", Elliott nói. Nhờ vậy, ngoài những tay săn trộm, Rhizanthella speciosa sẽ được "bình yên" trước dòng người tò mò đến tìm xem, hạn chế khả năng vô tình bị giẫm đạp hay phá vỡ môi trường sống.

Rhizanthella speciosa nằm trong nhóm lan Rhizanthella chuyên sinh sống sát mặt đất, lần đầu được phát hiện năm 1928.

Mark Clements - Cơ quan lưu trữ thực vật quốc gia ở Canberra (Úc) - cho biết những thông tin cơ bản về loài lan mới Rhizanthella speciosa đã được ghi nhận trong Tạp chí Nghiên cứu hoa lan toàn cầu.

"Đây chắc hẳn là loài lan đặc biệt nhất. Bảo tồn loài lan này góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học cho địa phương", Clements nói.

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’ - Ảnh 3.

Hoa lan Rhizanthella speciosa thường có màu trắng và hồng - Ảnh: OWAD Environment

Đa phần loài lan thuộc nhóm Rhizanthella này thường dành cả đời dưới lòng đất. Thậm chí, nhiều khi hoa của chúng cũng nở trong lòng đất.

Vì thiếu chất diệp lục nên không thể tổng hợp năng lượng từ ánh sáng như hầu hết cây cối khác, lan Rhizanthella thường chọn sống ký sinh. Chúng hút chất dinh dưỡng từ rễ của cây bụi nhờ liên kết với nhiều loài nấm gần đó.

Với loài Rhizanthella speciosa, ước tính hiện tại chỉ có trên dưới 50 cây. Do đó, một trong những mục tiêu khác ngoài "bảo mật" nơi sống của Rhizanthella speciosa là tìm thêm những cây khác trong tự nhiên.

Để dễ tìm kiếm, nhóm của Elliott đã huấn luyện một số chú chó hỗ trợ đánh hơi hoa lan. "Kết quả thật bất ngờ, chó giúp chúng tôi phát hiện những nơi khả năng cao có lan. Đến nay, chúng đã giúp tìm thấy gần 40 cây Rhizanthella speciosa", Elliott nói.

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’ - Ảnh 4.

Một cây lan thuộc nhóm Rhizanthella sống trong lòng đất có thể nở nhiều hoa - Ảnh: David Lawson

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’ - Ảnh 5.

Không ít hoa chỉ trồi một phần lên mặt đất - Ảnh: OWAD Environment

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’ - Ảnh 6.

Chó Missy trong nhóm nghiên cứu của Elliott đánh hơi hoa lan - Ảnh: OWAD Environment

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin ‘tuyệt mật’ - Ảnh 7.

Cận cảnh loài lan Rhizanthella speciosa - Ảnh: OWAD Environment

Người đưa hoa lan từ 'thượng lưu' ra đại chúng lên trang chủ Google

TTO - Ngày 4-12, Google thay đổi giao diện tìm kiếm quen thuộc bằng hình ảnh một ‘bộ sưu tập’ hoa lan đẹp mắt, qua đó vinh danh một giáo sư người Thái đã dành cả đời nghiên cứu và phổ biến loài hoa này nhân sinh nhật lần thứ 97 của ông.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar