06/02/2014 12:35 GMT+7

Phạt cả... vợ mình

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TT - Ở những buôn làng người Ja Rai, Ba Na, các luật lệ được người làng đặt ra và lưu truyền lại từ lâu vẫn có sự ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hiện tại.

Phóng to
Sau những ngày sóng gió vì “kão kõ”, Van đã lại trở về với vợ - Ảnh: T.B.D.

Làng Krông nằm bình yên bên trung tâm xã Ia Mơr (huyện Chư Prông, Gia Lai) với những ngôi nhà gỗ san sát. Những ngày đầu năm 2014, ngôi làng đã trở lại vẻ bình yên vốn có sau một biến cố lớn: một phụ nữ trong làng bị đưa ra kiểm điểm trước làng vì lỡ phạm tội “kão kõ” (có nghĩa là ngoại tình).

Tai họa từ... một bữa nhậu

Khắp làng Krông ai cũng biết cặp vợ chồng Rơ Châm Van và Ble. Tuổi đôi mươi, Van là chàng trai Ja Rai khỏe mạnh và siêng năng nhất làng. Van ít uống rượu và chăm lên rừng như một con nai cần mẫn.

Ở làng Krông, Puih Ble, con gái của ông Ksor Loay, cũng chóng phổng phao, xinh đẹp. Rồi hai người ưng bụng nhau như chim trời gặp cá nước, cả làng góp rượu ghè chúc phúc cho Ble bắt được Rơ Châm Van về làm chồng.

Sau nhiều năm làm lụng, Van cùng vợ chuẩn bị dựng được ngôi nhà sàn to nhất làng để mời mọi người mừng nhà mới, nào ngờ biến cố xảy ra...

Chiều cuối tháng 11-2013, Van đi rừng và trở về với một xâu cá bắt được từ suối. Lâu lâu được mẻ cá ngon, Van kêu Ble nhóm lửa nướng để mời láng giềng đến uống rượu.

Vừa xong mùa gặt, lúa trên rẫy đã tấp về đầy kho nên người làng ai cũng thoải mái gác công việc để qua nhà Van uống một bữa cho say. Chiều hôm đó, trong đám người làng đến nhà Van uống rượu còn có cả Thuận - một người từ phía Bắc mới vào nhà một người anh em ở làng Krông chơi. Thấy rượu ngon, đông vui nên anh Thuận cũng tìm qua nhà Van để ngồi chung.

Ông Ksor Loay cho biết Van ít khi uống nhưng một khi uống rượu thì... không biết say là gì. Cũng chính vì thế mà sau chầu rượu từ sẩm tối đến gần tàn canh, khi mọi người dặt dẹo nghiêng ngả ở bờ suối, đường làng thì Van vẫn vững như tượng.

Chầu rượu lúc này chỉ còn lại ba người: Van, Ble và Thuận. Người thì chưa say nhưng rượu đã vơi, Van chạy vào nhà dốc hết các ghè nhưng rượu không còn một giọt, bực tức Van bước xuống nhà sàn rồi lang thang đi dọc làng... tìm rượu.

Trên nhà sàn lồng lộng giữa đêm trăng thanh gió mát, mùi rơm rạ mới gặt ngoài đồng thổi dồn vào khiến Ble nóng bừng khắp mình mẩy.

Sau chầu rượu, Thuận - người đàn ông xa vợ lâu ngày cũng cảm thấy mạch máu như chảy rần rật trong người khi ngồi bên cô gái Ja Rai mặn mà. Thế rồi trong hơi men chuếnh choáng, cả hai người xích lại gần nhau một chút, một chút nữa rồi quấn lấy nhau như cây cỏ giữa đồng...

Về phần Rơ Châm Van, anh cho biết sau khi đi khắp làng tìm rượu thì khoảng 2g anh về nhà, bước lên nhà sàn thì chứng kiến cảnh đau lòng.

“Ôi là thôi, lúc đó mình không biết gì nữa, mình buồn lắm” - Van nhớ lại. Nữ già làng của làng Krông, bà Ksor B’Lâm, thì bưng miệng cười khi kể lại “giây phút đau lòng” của Rơ Châm Van: “Ối, nó khỏe như con trâu, ốm đau chưa khóc tiếng nào mà thấy vợ như thế tự nhiên nó chạy khắp làng ôm mặt khóc hu hu hệt như một đứa con nít”. Quá đau lòng, Van chạy thẳng một mạch về nhà mẹ đẻ.

Phóng to
Puih Ble - vợ của Rơ Châm Van - đã trở về đoàn tụ, chăm lo cho gia đình của mình - Ảnh: T.B.D.

Cuộc phạt vạ có một không hai

Nhắc đến lần phân xử phạt vạ của ba người gồm Van, Thuận và Ble, nữ già làng Ksor B’Lâm cũng bật cười: “Mình làm già làng ở đây mấy chục năm rồi mà chưa khi nào phải xử cái vụ án khó, lắt léo đến như thế.

Khó ở chỗ là Ble phạm tội, Thuận phạm tội thì Rơ Châm Van phải phạt, mà Van không chỉ phạt riêng Thuận mà còn phạt lây cả sang... chính vợ mình”.

Buổi chiều hôm trước ngôi làng còn bình yên, nhiều người sau chầu say túy lúy ở nhà Van đêm trước thì sáng nay cũng uể oải dậy chuẩn bị đánh xe đi rẫy. Bỗng tiếng cồng chiêng dập dồn, làng đánh thức cả người lớn, cả đám trẻ con.

Tờ mờ sáng, Van đã gõ cửa các thành viên của tổ hòa giải, gõ cửa nhà già làng, cả hai bên gia đình nhà trai nhà gái để đưa thằng Thuận và Ble ra trước làng chịu tội.

Ông Trần Quốc Toàn - phó chủ tịch UBND xã Ia Mơr - kể xã đã chỉ đạo cho cán bộ nắm nội dung sự việc để có hướng giải quyết, nhưng lệ làng Ja Rai rất nghiêm khắc, phải để làng đứng ra phân xử trước rồi sau đó nếu tình hình căng thẳng mới đến lượt xã.

Người Ja Rai ở làng Krông có quy định: trai gái đã là vợ chồng thì phải chung thủy với nhau. Nếu một trong hai người có bụng xấu mà đi “kão kõ” với người ngoài thì bất kể là chồng hay vợ đều bị mang trọng tội và chiếu theo lệ làng người đó sẽ bị xử nặng.

Sự việc Ble trong cơn say đã bị Thuận “thả con rọ rẹ” vào người là điều gây sốc đối với cả làng. Sáng hôm đó, gia đình nội ngoại của hai bên đều có cả. Người làng cũng có mặt dưới gốc cây xoài của làng để chứng kiến việc Thuận và Ble phải chịu phạt vạ trước làng.

Già làng nghiêm nghị hỏi Ble: “Con Ble, mày đã có chồng, có con sao lại đi ăn nằm với người khác?”. Ble cúi gằm mặt, giọng lí nhí. Phía bên kia, Thuận cũng không giải thích được gì nhiều và chỉ nói được rằng “do say quá”.

Già làng quả quyết: “Việc Ble đã có chồng mà ăn nằm với Thuận không chỉ ảnh hưởng xấu đến tình cảm gia đình đôi bên, tình cảm vợ chồng mà còn phạm vào trọng tội của người Ja Rai ở làng Krông. Chiếu theo lệ, cả hai người phải chịu kiểm điểm và phải nộp phạt vạ”.

Sau khi già làng dứt tiếng, gia đình bên Rơ Châm Van yêu cầu Thuận phải nộp phạt bằng tiền mặt hoặc bằng trâu bò với tổng giá trị quy ra tiền là 60 triệu đồng.

Về phần Ble, Rơ Châm Van cũng quyết định... phạt lây 3 con bò, 10 ghè rượu, số tiền được quy ra là 40 triệu đồng. Tổng cộng đôi trai gái đã “kão kõ” với nhau nộp phạt 100 triệu đồng.

Ông Ksor Loay cho biết sau khi làng phán quyết, do không có tiền mặt nên ông phải đi vay 10 triệu đồng và gán luôn chiếc xe tay ga hiệu Air Blade cho gia đình Van.

Về phần Thuận, vì mới từ phía Bắc vào làm ăn, chưa có của cải nên được làng “tha bổng” và giảm nhẹ hình phạt xuống tổng cộng còn 10 triệu đồng. Sau khi bị phạt vạ, Thuận cũng bặt tăm tích đến nay.

Phạt vạ xong, Van bỏ về nhà mẹ đẻ để ở, cuộc đời người đàn ông Ja Rai coi như trở về vạch xuất phát với “vết thương lòng” đau đớn.

Nhưng quan hệ giữa Van và vợ cũ lại có một kết cục bất ngờ. Anh Nguyễn Tuấn Anh - cán bộ tư pháp hộ tịch UBND xã Ia Mơr - cho biết ngay trong ngày đầu năm 2014, Rơ Châm Van đánh xe máy tay trong tay với “cô gái một đời chồng” Puih Ble đi đăng ký kết hôn.

Hỏi vì sao bỏ vợ rồi giờ lại đăng ký kết hôn, Van gãi đầu: “Hồi đó mình cưới nhau chứ chưa đăng ký giấy tờ. Nay xảy ra chuyện rồi, giờ hàn gắn lại coi như... chính thức thành vợ chồng”.

Ông Ksor Loay cho biết sau khoảng ba tuần phạt vạ và bỏ về nhà mẹ đẻ, Van tâm sự rằng nhớ cái Ble chịu không nổi nên qua nhà “bắt” Ble lại để làm vợ.

Sau cú sốc lớn chỉ vì một khoảnh khắc trong hơi men, Ble cũng mừng tủi đồng ý. Hai người lại trở thành vợ chồng. Nhà Ksor Loay lại mổ heo, khui rượu ghè ăn mừng lớn vì... con gái “lấy” được chồng lần nữa.

________________

Kỳ tới:Chuyện của hai ông cán bộ

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar