23/03/2016 13:50 GMT+7

Phập phồng sống cạnh vựa ve chai

ĐỨC THANH 
- MINH PHƯỢNG ghi
ĐỨC THANH 
- MINH PHƯỢNG ghi

TTO - Vụ nổ tang thương tại Hà Đông, Hà Nội ngày 20-3 vừa qua đã khiến nhiều người dân đang sống gần các vựa ve chai, phế liệu tăng thêm nỗi lo lắng về nguy cơ gây cháy nổ ở những nơi này.

Một điểm kinh doanh bình khí ngay sát vựa ve chai trên đường Lương Định Của, P.Bình Khánh, Q.2, TP.HCM - Ảnh: Đ.Thanh

* Ông Ngô Văn Trường (ngụ đường Lương Định Của, P.Bình Khánh, Q.2, TP.HCM):

Nơm nớp lo cháy nhà

Gần nhà tôi có vựa thu mua phế liệu hoạt động nhiều năm nay, chủ vựa thu mua đủ thứ, từ các loại ve chai là đồ mủ bể nát, bao giấy cactông, lon bia đến các vật dụng bằng nhôm, sắt gỉ sét... Hằng ngày, họ phân loại các phế liệu rồi đóng thành bao tải lớn chất cao vượt nóc nhà, toàn là những vật dụng dễ cháy, sau đó để chung với nhau, không thấy có gì che chắn đề phòng cháy. Tại căn nhà vừa thu mua vừa chứa phế liệu này, gia đình chủ lại sinh hoạt, nấu nướng tại chỗ, vì vậy nguy cơ lửa bắt vào các loại phế liệu dễ cháy gây ra cháy là rất cao.

Nhiều lúc trời trưa nắng, họ phơi phế liệu nên mùi hôi của đủ thứ loại bốc lên nồng nặc. Là hàng xóm, chúng tôi thông cảm họ cũng vì mưu sinh kiếm miếng ăn nên chẳng ai có ý kiến hay làm khó dễ.

Tuy nhiên, mùi hôi của phế liệu chúng tôi có thể chịu đựng được nhưng chỉ nơm nớp lo lỡ xảy ra cháy, với những đồ phế liệu dễ cháy thì khả năng cháy to, lan qua nhà chúng tôi là chắc chắn. Chúng tôi là dân lao động nên rất khó khăn, lỡ nhà bị cháy thì chỉ có nước đi ở nhà thuê.

Cách đây không lâu, chúng tôi lại thấy sát căn nhà là điểm thu mua phế liệu có một người đàn ông tên B. (nghe nói là họ hàng với chủ vựa ve chai) chuyên mua bán bình khí CO2, bình khí đá...

Chúng tôi không biết ông B. có được phép mua bán, để bình khí trong nhà hay không, nhưng lâu lâu lại thấy xe tải chở hàng chục loại bình khí về chất vào nhà cho ông B.. Các loại bình này khá cũ, gỉ sét, nhìn là ai cũng thấy lo.

Cùng hoàn cảnh khó khăn như nhau nên tôi không mong chính quyền địa phương sẽ yêu cầu vựa ve chai này đi nơi khác làm ăn. Nhưng mong là chính quyền địa phương nên thường xuyên kiểm tra các dụng cụ phòng chống cháy nổ của những điểm này, để khi có xảy ra chuyện thì cũng có cái mà cứu chữa kịp thời.

* Bà Ngô Thị Liên (60 tuổi, ngụ đường Nguyễn Khoái, P.2, Q.4, TP.HCM):

Sợ lắm nhưng đành chịu

Nhà tôi ở sát vách vựa ve chai. Tôi sống chung với vựa ve chai đó mười mấy năm rồi, sợ lắm nhưng chỉ biết ráng chịu. Tôi chỉ lo nếu lỡ có xảy ra cháy nổ bất thình lình thì không biết tính sao. Ở vựa ve chai này, tôi thấy họ chất giấy bìa cao đụng nóc nhà.

Nhiều lần tôi qua thì thấy họ cũng có trang bị mấy bình chữa cháy mini nhưng tôi thấy vẫn chưa an toàn. Nhiều bữa tôi thấy họ mua cả bình gas nhỏ, bình oxy... Tôi cũng không rõ bên trong mấy bình gas đấy còn gas hay không, nhưng cứ nhìn là tôi lại thấy run. Nó mà nổ thì...

Nhà tôi ở sát vách nên mỗi lần nghe bên vựa ve chai có tiếng động “ầm” là tôi giật mình, bỏ chạy ra đường với ý nghĩ giờ mà có chuyện gì thì chỉ lo chạy thoát thân thôi. Cứ thấy mấy thanh niên làm ở đấy hút thuốc, tôi vội nhắc ra ngoài đường, cách xa xa rồi mới hút vì trong nhà toàn là đồ dễ cháy.

Nhiều bữa thấy mấy em này qua quầy tạp hóa bên kia đường mua thuốc lá là bên này tôi run. Mới năm ngoái, ở đây đã bị một lần rồi, tôi thấy khói bốc lên, nghe bảo do tàn thuốc lá. Công an bên phường cầm bình chữa cháy chạy qua xịt, may mà không sao.

Không chỉ gia đình tôi mà dân ở xung quanh đây cũng lo lắng. Mỗi lần họp ở phường, người dân góp ý lên phường xem có cách nào để đảm bảo an toàn cho khu phố cũng như đưa ra phương án nên di dời các vựa ve chai này ra khỏi khu dân cư.

Tôi nghe nói khu vực của tôi ở sắp giải tỏa nhà để làm đường rộng hơn. Ai cũng bảo có nhà ở mặt đường thì sướng, riêng tôi chỉ mong giải tỏa, đền bù rồi đi nơi khác mua nhà ở cho yên tâm. Tôi nghĩ đi đâu cũng được, miễn là không ở gần mấy chỗ như thế này nữa, phập phồng lắm.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật (trưởng phòng tham mưu Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP.HCM):

Vận động vựa phế liệu hoạt động xa khu dân cư

Đa số chủ các vựa phế liệu là thuê mướn nhà, đất để hoạt động và làm nơi sinh hoạt của gia đình nên họ chọn thuê địa điểm nằm trong khu dân cư để thuận tiện. Các loại phế liệu là những vật chất dễ cháy, đa số là chai, bình nhựa cũ, giấy...

Một số chủ vựa vì ham lời nên thu mua cả những loại đầu đạn, mìn... sau đó cưa cắt để lấy đồng, thép bán. Điều này rất nguy hiểm, như vụ cũng là do cưa vật bằng kim loại có chứa vật liệu nổ.

Đáng lưu ý nữa là hiện nay đa số vựa phế liệu đều có thu mua các loại dây điện cũ rồi đốt lấy lõi đồng bên trong. Hàng chục, hàng trăm ký dây điện còn vỏ bọc nhựa đốt lên, sản phẩm cháy này là cực kỳ nguy hiểm.

Phía cơ quan phòng cháy và chữa cháy không khuyến khích việc các điểm thu mua phế liệu nằm trong các khu dân cư.

Tuy nhiên, do không có quy định cấm các vựa thu mua ve chai hoạt động trong các khu dân cư nên tốt nhất là chính quyền địa phương nên vận động, khuyến khích các chủ vựa di dời đến những điểm xa khu dân cư để nếu có xảy ra sự cố thì không ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

Các địa phương cũng cần quản lý tốt, theo dõi sát và thường xuyên kiểm tra các điểm thu mua phế liệu về an toàn phòng cháy chữa cháy.

ĐỨC THANH 
- MINH PHƯỢNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Nhiều trường công lập ở Quảng Bình phản ứng vì bị tính thuế giá trị gia tăng đến 2 lần cho mỗi bữa ăn bán trú của học sinh. Cơ quan thuế cũng đã lên tiếng.

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

TP.HCM đang tính toán tổ chức thêm luồng giao thông kết nối trực tiếp vào nhà ga T3, giải quyết kẹt xe khu vực Cộng Hòa - Trường Chinh.

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo phòng ban và UBND xã Lộc Yên kiểm tra, làm rõ hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời nhiều tháng qua đã hư hỏng, gây lãng phí tài sản.

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

TP.HCM bước vào mùa mưa, nhiều người dân TP Thủ Đức lại thấp thỏm nỗi lo ngập. Thống kê mới nhất từ UBND TP Thủ Đức cho thấy có đến 24 điểm ngập, nhiều khu vực người dân chỉ cần nghe “có mưa” là chuẩn bị đồ che chắn.

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar