26/04/2018 14:55 GMT+7

Phần mềm AI phát hiện tình trạng tim ngừng tuần hoàn sẽ ra mắt trong mùa hè này

LIÊN HOA
LIÊN HOA

TTO - Phần mềm của Corti sử dụng trí thông minh nhân tạo để xác định các dấu hiệu tim ngừng tuần hoàn trên bệnh nhân và sẽ bắt đầu thử nghiệm trên khắp châu Âu vào mùa hè này.

Phần mềm AI phát hiện tình trạng tim ngừng tuần hoàn sẽ ra mắt trong mùa hè này - Ảnh 1.

Ảnh: JAMES BAREHAM / THE VERGE

Công ty Corti của Đan Mạch cho biết: "Các thuật toán của AI có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường ở tim nhanh hơn và chính xác hơn con người. Việc xác định này rất quan trọng, vì mỗi phút trôi qua mà không điều trị bệnh tim kịp thời thì khả năng sống sót của bệnh nhân sẽ giảm từ 7% đến 10%."

Phần mềm này hoạt động bằng cách lắng nghe nhịp tim, hơi thở, các tín hiệu bằng lời và không lời khác trên bệnh nhân để truyền thông tin khẩn cấp đến người thân hoặc y bác sĩ. Nó có thể được ví như một trợ lý cá nhân, một điều phối viên vừa hỗ trợ gọi xe cứu thương cấp cứu kịp thời, vừa đưa ra các khuyến nghị hoặc hướng dẫn cho việc quản lý CPR.

Trong một thử nghiệm lâm sàng, phần mềm đã thực hiện 161.650 cuộc gọi khẩn cấp, xác định được 93,1% các vụ tim ngừng tuần hoàn, cao hơn so với 72,9% các vụ tương tự được thực hiện bởi nhân viên thực tế. Nó cũng nhanh hơn, phát hiện dấu hiệu ngừng tim sau 48 giây, so với 79 giây đối với con người.

Mặc dù thành công ban đầu, vẫn còn một số hoài nghi về việc tích hợp phần mềm vào các dịch vụ y tế khẩn cấp. Giống như rất nhiều phần mềm AI, thuật toán của Corti hoạt động bằng cách dựa trên khảo sát các tập dữ liệu lớn, tìm kiếm các mẫu phù hợp với các kết quả nhất định, dẫn đến việc xác định có thể không chính xác vì những trạng thái thở hơi lên hay co giật tay chân cũng được phần mềm xem xét là "có dấu hiệu" để báo hiệu.

Tuy nhiên, Corti vẫn tự tin rằng phần mềm của mình sẽ mang đến nhiều lợi ích trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Lars Maaløe, giám đốc kỹ thuật của Corti, chia sẻ: "Phần mềm của Corti chỉ cung cấp và truyền thông tin đến con người chứ không giải quyết tình trạng tim ngừng tuần hoàn của bệnh nhân.

Cho nên, nhân sự trong ngành y tế không phải lo lắng về việc vai trò của mình sẽ bị thay thế. Khi chẩn đoán bằng AI ngày càng chiếm một vai trò lớn hơn, chúng ta nên đặt sự tin tưởng vào những cỗ máy, nhưng vẫn không hạ thấp vai trò của con người."

Được biết, phần mềm đã được triển khai thí điểm tại Copenhagen, và mùa hè năm nay, nó sẽ bắt đầu được nhân rộng trên 4 thành phố châu Âu khác với hy vọng sẽ kịp thời cứu lấy mạng sống của nhiều bệnh nhân tim hơn.

LIÊN HOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar