23/02/2018 10:31 GMT+7

Giới khoa học tiếp tục cảnh báo nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - 26 nhà nghiên cứu từ 14 tổ chức đã soạn bản báo cáo dày cả 100 trang cảnh báo về những nguy cơ liên quan tới trí tuệ nhân tạo (AI).

Giới khoa học tiếp tục cảnh báo nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK

Theo trang Motherboard, khi nghĩ về trí tuệ nhân tạo, chúng ta thường nghĩ tới những dạng thức hoạt động trên nền tảng thuật toán machine learning như các trợ lý ảo Siri hay Alexa, tuy nhiên sự thật thì AI có mặt ở khắp nơi quanh chúng ta, hầu hết hoạt động ở cơ chế nền tảng.

Theo đó công nghệ AI đang từ từ thâm nhập vào mọi vấn đề, từ y học cho tới tài chính, và hiện rất khó để đánh giá hết quy mô cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng với đời sống con người.

Trên thực tế, tại thời điểm này, hầu hết các công nghệ AI hiện nay vẫn còn "khá ngu ngốc" nếu so với con người, một thuật toán machine learning mới chỉ có thể đánh bại con người ở một nhiệm vụ cụ thể nào đó kiểu như thi đấu game, và AI vẫn còn "thua xa" con người ở nhiều tác vụ thường nhật khác.

Tuy nhiên một nhóm gồm 26 nhà nghiên cứu AI hàng đầu đã gặp nhau tại Oxford vừa qua để cùng thảo luận về những tác động nguy hiểm của AI với nhân loại trong tương lai.

Kết quả của hội nghị kéo dài hai ngày này là bản báo cáo dài 100 trang vừa được công bố với nội dung đào sâu vào những nguy cơ đe dọa loài người trong tình huống AI rơi vào tay kẻ xấu. Bên cạnh đó là những chiến lược hành động để giảm nhẹ các nguy cơ đó.

Báo cáo đưa ra một trong những khuyến cáo quan trọng là các nhà nghiên cứu và các kỹ sư công nghệ làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cần cân nhắc thấu đáo về bản chất hoàn toàn có thể bị lạm dụng cho mục đích xấu với các phát kiến công nghệ của họ.

Khuyến nghị này có liên quan cụ thể tới xu hướng mới nổi gần đây của bộ công cụ "deepfakes", một thuật toán trí tuệ nhân tạo chủ yếu bị sử dụng để hoán đổi mặt của các diễn viên nữ Hollywood thay vào mặt của các diễn viên đóng phim khiêu dâm.

Vấn đề này cho thấy thực tế rõ ràng của việc một công nghệ trí tuệ nhân tạo đã bị kẻ xấu lợi dụng như thế nào và cũng làm dấy lên câu hỏi những đối tượng nào mới được phép tiếp cận những công cụ như thế.

Mặc dù deepfakes được đề cập cụ thể trong báo cáo, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh tình trạng sử dụng các kỹ thuật tương tự để tùy biến, thao túng video về các nguyên thủ thế giới, một điều có thể trở thành nguy cơ an ninh chính trị.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Cảnh báo chướng ngại vật, giúp định vị và tìm đường... công nghệ nhận diện vật thể và cảnh vật được ví như 'đôi mắt' cho người khiếm thị.

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Sẽ sớm có chính sách chi 75.000 tỉ đồng cho phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sau khi Luật Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số được ban hành, sẽ có chính sách nhằm cụ thể hóa việc hỗ trợ chuyên gia, tham gia các chương trình, nhiệm vụ khoa học-công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về AI.

Sẽ sớm có chính sách chi 75.000 tỉ đồng cho phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

AI đang góp mặt vào lĩnh vực sinh học bằng cách thiết kế các chuỗi ADN mới. Công nghệ này giúp tăng tốc nghiên cứu protein, vắc xin, vi sinh vật và nhiều ứng dụng y sinh tiềm năng khác.

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

Luật giúp 'cởi bỏ' vướng mắc cho khoa học công nghệ

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương khẳng định thời gian hoàn thiện luật tuy ngắn, nhưng đã "cởi bỏ" hết những khó khăn vướng mắc trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Luật giúp 'cởi bỏ' vướng mắc cho khoa học công nghệ

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

AI 'thiết kế' thuốc trị ung thư: Chặn khối u, giảm tác dụng phụ

Thuốc mới có tên BBO-10203, được thiết kế hoàn toàn bằng AI và siêu máy tính. Hiện thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu trên bệnh nhân ung thư.

AI 'thiết kế' thuốc trị ung thư: Chặn khối u, giảm tác dụng phụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar