07/10/2022 17:33 GMT+7

Phản hồi 7-10: Sở hay ban không là vấn đề, bệnh nhân có giường nằm là tốt rồi...

TUỖI TRẺ ONLINE
TUỖI TRẺ ONLINE

TTO - "Lập Sở An toàn thực phẩm, quan trọng là có làm được gì cho dân; Khai thác tiềm năng sông Sài Gòn: Việc cần làm ngay; Đến bệnh viện không phải chờ lâu, người bệnh có giường nằm là tốt lắm rồi"... là những phải hồi của bạn đọc trong ngày 7-10.

Phản hồi 7-10: Sở hay ban không là vấn đề, bệnh nhân có giường nằm là tốt rồi... - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra nguồn gốc thực phẩm ở chợ đầu mối Thủ Đức - Ảnh: HOÀNG QUÂN

Lập Sở An toàn thực phẩm, quan trọng là có làm được gì cho dân!

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đề nghị góp ý dự thảo đề án thành lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM.

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, việc lập Sở An toàn thực phẩm là cấp thiết cho một đô thị đặc biệt như TP.HCM.

Phản hồi về đề xuất này, bạn đọc Quang Nguyên viết: "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ thành lập Sở An toàn - Vệ sinh thực phẩm"! 

Theo bạn đọc Quang Nguyên, khi thành lập một sở độc lập sẽ kiểm tra, xử phạt thật mạnh tay với các cơ sở cung cấp thực phẩm bẩn. Điều này bảo vệ chính người dân và cả những người trong các sở ban ngành!

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chưa thật sự ủng hộ, bởi có thành lập sở rồi cũng như vậy, còn tăng thêm biên chế tốn tiền của dân!

Cho rằng chưa đến lúc phải tách riêng thành một sở độc lập, bạn đọc Nguyễn Văn Đông đề xuất: "Nên tăng quyền hạn cho ban quản lý, chớ thành lập sở thì lại giống như trước đây, bởi mỗi sở có chức trách riêng không được can thiệp công việc của nhau, thì cũng như không".

Nhắc lại chuyện đã qua, bạn đọc An viết: "Hồi xưa cũng nêu cùng lý do này để lập Ban An toàn thực phẩm, rồi giờ cũng nói lý do ấy để lập sở. Nên chăng đánh giá lại nguyên nhân sâu xa, xem có phải đó là lý do thật sự hay do năng lực của người đứng đầu ban? Hà Nội thủ đô chỉ có Chi cục An toàn thực phẩm mà vẫn ổn đó thôi".

Phản hồi 7-10: Sở hay ban không là vấn đề, bệnh nhân có giường nằm là tốt rồi... - Ảnh 3.

Du lịch đường sông của TP.HCM nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức - Ảnh: T.T.D.

Khai thác tiềm năng sông Sài Gòn: Việc cần làm ngay!

Tại hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa Thường trực HĐND TP.HCM và doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn TP chiều 6-10, ông Phan Xuân Anh - Công ty Du Ngoạn Việt, chuyên về du lịch tàu biển - cho biết vừa đi khảo sát các tuyến đường sông ở TP.HCM và thấy tiếc vì sông Sài Gòn "có sông mà không có đò" dù dòng sông nào cũng rất đẹp, hiền hòa.

"Vì sao lại có việc thiếu vắng này? Ngoài nút thắt chính sách, du lịch đường sông không phát triển có phải một phần do không có bến thủy nội địa không?", ông Xuân Anh đặt vấn đề.

Ủng hộ cách đặt vấn đề này, nhiều bạn đọc cho rằng nếu làm căn cơ, bài bản... sẽ khai thác nhiều hơn nữa tiềm năng của sông Sài Gòn.

"Tiềm năng du lịch đường sông của TP.HCM đang rất lãng phí. Cần khôi phục sớm bến Nhà Rồng" - bạn đọc Xuan Tieu Nguyen viết.

Cho rằng du lịch đường sông bấy lâu chúng ta đã lãng quên, bạn đọc Nhân Dân bổ sung: "Cách đặt vấn đề quá hay, một loại hình du lịch rất cần phát triển mạnh. Vì riêng dân tỉnh lẻ miền Tây như chúng tôi rất không thích kẹt xe, cũng như sự ngột ngạt của phố phường đô thị TP.HCM thì loại hình này sẽ tạo nên điểm hấp dẫn cho Sài Gòn".

Hy vọng sẽ khai thác hết tiềm năng vốn có của một địa danh từng đi vào lịch sử Sài Gòn - Bến Nghé, bạn Thien Chuong Le viết: "Mong có ngày sông Sài Gòn phát triển đúng với tiềm năng của nó và là điểm đến không thể quên của các du khách".

Phản hồi 7-10: Sở hay ban không là vấn đề, bệnh nhân có giường nằm là tốt rồi... - Ảnh 5.

Toàn cảnh buổi khảo sát tại trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Đến bệnh viện không phải chờ lâu, người bệnh có giường nằm là tốt rồi

Tại buổi khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, bên cạnh việc trình bày những khó khăn trong ngành, nhất là sau dịch COVID-19, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết ngành y tế mong muốn phát triển xã hội hóa ngành y tế.

"Theo tôi, nên giải quyết các việc nhỏ trước, ví dụ như quy trình khám bệnh làm sao để không phải chờ lâu, sau đó đến khâu vệ sinh của bệnh viện. Nếu so sánh bệnh viện tư với bệnh viện công thì bệnh viện tư lúc nào cũng sạch sẽ ngăn nắp hơn".

Ý kiến bạn đọc Nông Văn Tuấn


"Ngành y tế lấy hình ảnh chiếc máy bay, trên đây có người giàu, người nghèo. Chứ nếu người nghèo ngồi ở máy bay cũ, người giàu ngồi máy bay mới thì không ổn. Xã hội hóa là người giàu và nghèo đều ngồi trên máy bay hiện đại" - người đứng đầu ngành y tế TP.HCM nói.

Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, trong bối cảnh hiện nay không cần phải ví von gì cao xa, chỉ cần ngành y tế trang bị đầy đủ thiết bị, thuốc men, để cho công việc khám chữa bệnh được tốt là mừng lắm rồi.

Còn về việc khám bệnh ở bệnh viện công hay bệnh viện tư hay khám theo yêu cầu còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng người. Người có điều kiện muốn khám tốt thì ra các bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế tùy theo ý mình.

Về ý này, bạn đọc Thành viết: "Vấn đề quan trọng hiện nay là sở y tế quản lý các cơ sở y tế đảm bảo không khám bệnh chui, không "chặt chém" bệnh nhân, nhân viên y tế không nghỉ việc... Quản lý được các lĩnh vực đó là tốt rồi!".

"Cần minh bạch, bệnh viện công ra bệnh viện công do Nhà nước đầu tư và chỉ có một dịch vụ duy nhất (cho cả người giàu cũng như người nghèo). Người giàu muốn hưởng dịch vụ tốt hơn thì xin đến bệnh viện tư, không nhập nhằng. Bây giờ mà vẫn còn tư duy giàu nghèo như nhau thì là ảo tưởng. Trên cùng chuyến bay vẫn có các hạng vé khác nhau đó ngài giám đốc" - bạn đọc Sava Agu viết.

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Anh bổ sung: "Cũng là máy bay nhưng giàu ngồi ghế thương gia, nghèo ngồi ghế phổ thông. Người giàu cần dịch vụ tốt, cứ cho họ hưởng với giá cao bù lại chi phí chữa bệnh cho người nghèo, đồng thời nâng cấp chất lượng khám bệnh cho người nghèo lên mức chấp nhận được".

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ vấn đề gì? Theo bạn, làm cách nào để xã hội hóa ngành y tế nhưng không đi ngược lại quy luật thị trường? Sông Sài Gòn cần làm gì để khai thác hết tiềm năng trong bối cảnh hiện tại?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến ở KHUNG BÊN DƯỚI.

Tham quan Bến Nhà Rồng bằng đường thủy: Quá tiện nhưng sao chưa ai làm?

TTO - Đó là câu hỏi được đặt ra tại hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa thường trực HĐND TP.HCM và doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn TP.

Bình luận hay

Nội dung câu hỏi Nhân vật * Họ và tên * Gửi câu hỏi
Tự động cập nhật trong 15 giây
    TUỖI TRẺ ONLINE
    Bình luận (0)
    Tối đa: 1500 ký tự

    Tin cùng chuyên mục

    Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

    Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

    Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

    'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

    Phương án phân luồng, tổ chức giao thông trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giảm xung đột giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

    'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

    Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

    Sau khi thu hoạch lúa, người dân không thu gom rơm rạ về nhà mà đốt ngay trên đồng khiến khói bay khắp nơi, bủa vây nhiều đoạn trên quốc lộ 1.

    Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

    Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

    Đối với chung cư, thu, chi một đồng cũng phải có hóa đơn, kê khai thuế. Nhưng thực tế ở nhiều chung cư hiện như thế nào?

    Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

    Rơi nước mắt trước quyết định 'phi thường' của người vợ quỳ gối tiễn biệt tạng chồng

    Hình ảnh người vợ bật khóc, quỳ gối tiễn biệt tạng chồng để ‘hồi sinh cuộc đời khác’ đã khiến nhiều người nghẹn ngào xúc động vì nghĩa cử cao đẹp của gia đình.

    Rơi nước mắt trước quyết định 'phi thường' của người vợ quỳ gối tiễn biệt tạng chồng

    Khẩn trương nạo vét lòng hồ công viên lớn nhất Đà Nẵng trước mùa mưa

    Là một trong những hạng mục trọng điểm của dự án nâng cấp, cải tạo công viên 29-3 (TP Đà Nẵng), công tác nạo vét và xử lý khoảng hơn 100.000m³ bùn, đất trong lòng hồ đang được các đơn vị thi công khẩn trương triển khai để hoàn thành trước mùa mưa.

    Khẩn trương nạo vét lòng hồ công viên lớn nhất Đà Nẵng trước mùa mưa
    Tất cả bình luận (0)
    Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
    Được quan tâm nhất
    Mới nhất
    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
    Tối đa: 1500 ký tự
    Avatar
    Đăng ký bằng email
    Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
    Đăng nhập
    Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
    Gửi bình luận
    Đóng
    Hoàn thành
    Đóng

    Bình luận (0)
    Tối đa: 1500 ký tự
    Tất cả bình luận (0)
    Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
    Được quan tâm nhất
    Mới nhất
    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
    Tối đa: 1500 ký tự
    Avatar