08/09/2022 17:43 GMT+7

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: Nên bỏ từ 'xã hội hóa y tế'

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng chúng ta không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua cái máy, đặt trong bệnh viện sử dụng rồi chia nhau lợi nhuận ở trong bệnh viện công.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: Nên bỏ từ xã hội hóa y tế - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: PHẠM THẮNG

Nêu ý kiến về dự án Luật khám chữa bệnh (sửa đổi) vào chiều 8-9, đại biểu, PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định - giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) xin góp ý vào một điều khoản về hợp tác công tư trong y tế - được xem là quan trọng nhất và đang vướng nhất.

Ông đề xuất nên bỏ từ "xã hội hóa y tế" bởi tìm kiếm trong lịch sử ngành y Việt Nam và thế giới không thấy có định nghĩa thế nào là xã hội hóa y tế và chưa ai đánh giá từ này mà ta cứ dùng.

"Chúng ta không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua cái máy đặt trong bệnh viện sử dụng, rồi chia nhau lợi nhuận ở trong bệnh viện công. Không xã hội hóa bằng cách như vậy và không nên dùng từ xã hội hóa y tế", ông Hiếu nêu.

Theo ông Hiếu, chỉ nên quy định ba hình thức hợp tác công - tư trong y tế. Cụ thể:

Hình thức đầu tiên là cho vay. Trong đó khuyến khích điều này để các bệnh viện có thể đứng tư cách pháp nhân vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức quốc tế cho vay. Sau đó đầu tư bằng nguồn tiền vay đó và bệnh viện có trách nhiệm bảo vệ vốn vay như trách nhiệm của một doanh nghiệp.

Thứ hai là thuê. Hình thức thuê đã có nhưng hiện chưa rõ ràng để các bệnh viện thực hiện.

Ông nói việc thuê có thuê hai chiều. Chiều thứ nhất, bệnh viện công thuê các phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện tư, tư nhân như các máy móc đắt tiền, không đủ điều kiện mua. Bệnh viện chịu trách nhiệm thuê để hoạt động hiệu quả.

Chiều thứ hai của thuê là tư nhân thuê của bệnh viện công. Chiều này rất khó nhưng trong dự án luật nên đặt ra hướng để các luật khác sẽ hỗ trợ giúp trở thành hiện thực.

Ông dẫn ví dụ các thương hiệu lớn trên thế giới như Accor có các thương hiệu như Sofitel, Novotel. Họ không trực tiếp xây khách sạn nhưng lấy thương hiệu để vận hành. Đấy chính là cách hiện nay đang rất hiệu quả.

"Y tế công có thương hiệu, hiểu biết, nguồn lực chất xám rất lớn nhưng không đủ khả năng để bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện và kém nhất là vận hành bệnh viện về mặt quản trị.

Chúng ta lấy thế mạnh của y tế công là thương hiệu, niềm tin của người dân, chất xám các bác sĩ, điều dưỡng, nhà khoa học và vận hành do tư nhân thực hiện. Tất nhiên rất khó định giá thương hiệu bệnh viện, tài sản công nhưng cần hướng đi này", ông Hiếu nêu ý kiến.

Thứ ba, theo ông Hiếu đề xuất là hợp tác công tư phi lợi nhuận. Đây là hướng trên thế giới đã triển khai rất lâu, thành công. Chúng ta đã có bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận nhưng chưa có bệnh viện nào hợp tác công tư phi lợi nhuận.

"Hợp tác công tư phi lợi nhuận là các nhà hảo tâm, quỹ xây dựng bệnh viện rồi cho bệnh viện công vận hành.

Lợi nhuận nếu có không chia cho nhau mà giữ lại đầu tư để phát triển bệnh viện rộng hơn, nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên bệnh viện và cho các bệnh nhân nghèo, khó khăn.

Đây là mô hình nên khuyến khích và chắc chắn sẽ có rất nhiều tổ chức, cá nhân bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện với thương hiệu nhà nước phục vụ người bệnh, để tiếng thơm cho tổ chức, cá nhân", ông Hiếu đề xuất.

Ông dẫn chứng thêm tại Hàn Quốc các bệnh viện lớn, thương hiệu lớn đều do các cá nhân, tổ chức xây dựng, vận hành phi lợi nhuận. Tại châu Âu có những tập đoàn quỹ hằng năm chuyển tiền, lấy thương hiệu của bệnh viện đó chữa bệnh cho người dân.

Dự thảo luật trình hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã quy định, việc thu hút đầu tư tư nhân trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.

Dự thảo cũng nêu hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm đầu tư theo hình thức đối tác công tư, các hình thức xã hội hóa khác theo quy định của Chính phủ.

Theo dự thảo thì Chính phủ quy định chi tiết điều này.


Cần cơ chế kiểm soát giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở tư nhân

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trong dự thảo Luật khám chữa bệnh sửa đổi cần làm rõ khái niệm giá dịch vụ khám, chữa bệnh và bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhà hàng nổi tiếng Mỹ Hạnh ở Đà Nẵng…không tuân thủ đấu nối nước thải gây mùi hôi

Người dân phát hiện nhà hàng ven biển Đà Nẵng…chưa tuân thủ đấu nối nước thải gây mùi hôi khu vực ven biển du lịch.

Nhà hàng nổi tiếng Mỹ Hạnh ở Đà Nẵng…không tuân thủ đấu nối nước thải gây mùi hôi

Hàng chục cây kơ nia trong khu rừng gần UBND huyện bị triệt hạ

Ngày 13-5, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho hay đã chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng tại huyện biên giới Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum.

Hàng chục cây kơ nia trong khu rừng gần UBND huyện bị triệt hạ

Mây dông đang kéo mạnh về trung tâm TP.HCM, cảnh báo mưa ngập, cây đổ giờ tan tầm

Các khối mây dông phát triển mạnh và mở rộng từ quận huyện ngoại thành về trung tâm TP.HCM, dự báo sắp có mưa nhiều nơi.

Mây dông đang kéo mạnh về trung tâm TP.HCM, cảnh báo mưa ngập, cây đổ giờ tan tầm

Lâm Đồng mới: Từ 'tỉnh hợp nhất' đến 'tỉnh hội tụ'

Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ trở thành một thực thể hành chính - kinh tế - văn hóa đặc biệt với diện tích lớn nhất cả nước. Điều gì đang chờ Lâm Đồng ở phía trước?

Lâm Đồng mới: Từ 'tỉnh hợp nhất' đến 'tỉnh hội tụ'

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Bắt giám đốc công ty lừa đảo, chiếm đoạt 2 tỉ đồng của giám đốc công ty khác

Một giám đốc công ty ở Quảng Nam bị khởi tố, bắt tạm giam vì đã lừa đảo, chiếm đoạt 2 tỉ đồng của một giám đốc công ty khác.

Bắt giám đốc công ty lừa đảo, chiếm đoạt 2 tỉ đồng của giám đốc công ty khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar