21/01/2018 08:45 GMT+7

Phái nữ khổ sở vì miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội

HÀ GIANG
HÀ GIANG

TTO - Không chỉ cần được quan tâm ở ngoài cuộc sống đời thường, các bạn nữ trẻ còn cần được bảo vệ nhiều hơn trước những trò miệt thị trên mạng xã hội.

Phái nữ khổ sở vì miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Phụ nữ thường bị bình phẩm ngoài hình, bất kể họ nặng ký hay nhẹ ký - Ảnh: Siyawoman

"Béo quá"

" Mặt thế kia mà cũng đăng hình á?"

" Nhìn muốn ** quá đi"

Những câu nói như vậy không hề xa lạ với những người dùng Facebook. Việc nhiều bạn nữ trẻ bị đem hình ảnh cá nhân ra "mua vui" cho bàn dân thiên hạ không phải chuyện mới. Thế nhưng sau những niềm vui vô thưởng vô phạt đó, không ít cô gái tự ti và mặc cảm hơn về bản thân.

Ngoài việc bị trêu ghẹo ngoài phố, nhiều bạn còn đối mặt với những lời lẽ khiếm nhã bình phẩm về ngoại hình hay những lời đùa tục trên hình cá nhân.

Những trò đùa chê bai không hồi kết

Có một thời gian, cụm từ "body-shaming" (miệt thị ngoại hình) trở thành chủ đề được bàn luận nhiều trên mạng xã hội.

Theo từ điển Macmillan, body-shaming là hành động chỉ trích người khác, thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc quá gầy. Nạn nhân của việc này thường là nữ giới, khi họ đăng tải hình ảnh lên tài khoản mạng xã hội.

Năm ngoái, một thành viên nhỏ tuổi của nhóm nhạc Hàn Quốc Pristin - Kyla Massie - trở thành chủ đề của một cuộc tranh luận nóng hổi liên quan đến cơ thể và cân nặng. Cô bé 16 tuổi bị vùi dập trong vô vàn bình luận ác ý chỉ vì cô tăng cân. 

Phái nữ khổ sở vì miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Ca sĩ người Mỹ Kyla Massie, thành viên ban nhạc Hàn Quốc Pristin - Ảnh: Pylavore

Nhiều người nói cô không phù hợp làm thần tượng khi không thể kiểm soát cân nặng. Tình hình tồi tệ đến mức anh trai Kyla phải lên tiếng trên Twitter để bảo vệ em gái. Tháng 10-2017, công ty quản lý của Pristin cho biết cô phải tạm dừng mọi hoạt động và trở về Mỹ điều trị.

Không chỉ có người nổi tiếng mới chịu những bình luận không hay, kể cả những bạn nữ bình thường cũng đã phải trải qua cảm giác tiêu cực đó.

Thu Hường (24 tuổi) vẫn còn buồn khi kể lại trải nghiệm của bản thân: "Người mình không đẹp lắm. Có lần mình đăng hình mặc áo tắm và bị nhiều tài khoản lạ vào chọc ghẹo. Nhiều người còn tag tên bạn của họ vào để xem hình mình. Sau đó mình xóa hình đi".

"Eo ôi, nhìn chân của nó kìa" hay "Trời ơi, thế giới cần mất đi những người béo"... là những dòng bình luận khiến cô gái trẻ cảm thấy như bản thân vừa làm một điều gì đó rất tệ hại. Cô đã buồn rất nhiều ngày sau đó.

"Nhiều khi đi ra đường, gặp ai nhìn chằm chằm, mình lại thấy buồn. Mình sợ một đám đông ồn ào, mình sợ họ chế giễu và cười mình" - Hường chia sẻ thêm.

Không chỉ có Thu Hường, các bạn nữ khác cũng luôn trong tình trạng có thể trở thành nạn nhân cho những trò bỡn cợt bất kể lúc nào. Không xinh đẹp cũng sẽ bị bình phẩm, mà quá xinh đẹp cũng sẽ bị dòm ngó. Nhiều trang cộng đồng còn đem ra làm ảnh chế, gợi ra nội dung phản cảm, gây khó chịu nhưng vẫn được một bộ phận cư dân mạng đón nhận khá nhiệt tình. Lượt thích, bình luận, chia sẻ rất đông đảo.

Ánh hưởng xấu tới tâm lý

Việc dùng một khuôn mẫu hình thể làm thước đo để phê phán người khác có thể gây ra hậu quả tâm lý rất nặng nề. Sự xấu hổ về cơ thể dẫn đến nguy cơ chịu tổn thương sức khỏe.

Tại một số quốc gia như Đức, Singapore, tại khu vực Nam Á - Ấn Độ, việc bị trở thành trò cười trên mạng hay bị bình phẩm về ngoại hình là hình thức bắt nạt phổ biến nhất. Hành động này thường xảy đến với nữ giới.

Năm 2015, tờ Huffington Post từng công bố nghiên cứu của Jean Lamont (Đại học Bucknell, Mỹ) về ảnh hưởng của body-shame tới phụ nữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ bị chỉ trích và miệt thị về ngoại hình có biểu hiện giảm sức khỏe, gia tăng các bệnh nhiễm trùng, tự xấu hổ về hình thể từ độ tuổi teen.

Có một khảo sát được thực hiện tại một trường THPT tại TP.HCM về ảnh hưởng và tác động của việc bị đùa giỡn về thân thể trên mạng xã hội. Kết quả cho thấy, có đến 56% học sinh gặp phải trường hợp này, trong đó 22,4% học sinh bị rất thường xuyên. Những lời khiếm nhã chủ yếu nhắm vào khuyết điểm của cơ thể như vóc dáng, da mặt, vòng ba, eo, đùi…

Bạn Kim Anh (ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho biết thường xuyên thấy những bình luận chê bai về ngoại hình trên các trang cộng đồng, nhưng khi vào nêu lên quan điểm thì bị "ném đá" ngược trở lại. "Có nhiều người đáp trả mình bằng lý lẽ rằng đã đăng ảnh lên mạng xã hội thì phải chịu bình phẩm. Nếu không muốn người ta khen chê thì tốt nhất đừng đăng. Mình chán quá nên không nói gì thêm nữa".

Cùng quan điểm với Kim Anh, Đức Thọ (25 tuổi) nói rằng "rất muốn bảo vệ những bạn bị đem ra làm trò cười, nhưng một mình không chống nổi cả thiên hạ".

"Đăng ảnh như thế nào là quyền của mỗi cá nhân, mình không có quyền bình phẩm. Nếu là bạn bè, sẽ có những lời khuyên hợp lý hơn. Cách mình có thể làm chỉ là phớt lờ đi những trò đùa đó, và không a dua theo bạn bè chê bai bất kì ai cả".

Nhiều người dùng mạng xã hội chưa được tiếp cận cũng như được hướng dẫn cách thức bảo vệ bản thân. Khi nào những trò đùa tệ hại, những lời chê bai tiêu cực trên mạng xã hội còn tiếp tục thì phái nữ còn cần được bảo vệ nhiều hơn, để tránh những tổn thương tâm lý về sau.

TTO - Hình phạt lớn nhất đối với mỗi người không phải là sự cắn rứt lương tâm mà là những lời đe doạ "bóc phốt trên mạng".

HÀ GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Giải cứu rắn tại TP.HCM: Những người trẻ bảo vệ bò sát hoang dã

Gặp nhau vì chung đam mê và tình yêu với loài rắn nói riêng, bò sát nói chung, một nhóm bạn trẻ tại TP.HCM thành lập nhóm cứu hộ, giải cứu rắn, bảo vệ và giáo dục về loài vật hay bị "gieo tiếng ác" này.

Giải cứu rắn tại TP.HCM: Những người trẻ bảo vệ bò sát hoang dã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar