19/12/2017 10:15 GMT+7

Gác cửa mạng xã hội cho người trẻ

QUỲNH CHI
QUỲNH CHI

TTO - 2/3 người trẻ tuổi tham gia khảo sát thấy áp lực phải có ngoại hình đẹp, và 1/3 xác nhận từng bị bắt nạt trên mạng.

Gác cửa mạng xã hội cho người trẻ - Ảnh 1.

Thanh thiếu niên cần được giám sát chặt chẽ khi sử dụng mạng xã hội - Ảnh: isys6621

Hiệp hội Tâm lý học Úc (APS) gần đây công bố một cuộc khảo sát quốc gia về tác động của công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội đối với người dân Úc.

Khoảng hơn 1.000 người trưởng thành (trên 18 tuổi) và 150 người tuổi vị thành niên (từ 14-17 tuổi) đã tham gia cuộc khảo sát. Kết quả cho thấy hơn 3/4 thiếu niên (14-17 tuổi) chiếm 78,8%, và 54% người trên 18 tuổi dành rất nhiều thời gian để sử dụng điện thoại di động. Trung bình họ sử dụng mạng xã hội 3,3 giờ mỗi ngày, trong suốt 5 ngày hoặc hơn.

Phần lớn người sử dụng cho rằng mạng xã hội là một sản phẩm tích cực đối với cuộc sống của họ. Nhiều người sử dụng các kênh truyền thông để kết nối với gia đình, bạn bè và phục vụ nhu cầu giải trí.

Ảnh hưởng tới sự tự tin 

Mặc dù các phương tiện truyền thông đóng một vai trò lớn trong cuộc sống hiện nay, khảo sát cho thấy việc sử dụng mạng xã hội và các sản phẩm công nghệ hiện đại có thể tác động tiêu cực đến sự tự tin của giới trẻ. 

Biết cách sử dụng, điều hướng mạng xã hội là kỹ năng quan trọng đối với cha mẹ và thiếu niên.

Việc giáo dục và nói chuyện về kinh nghiệm sử dụng những ứng dụng online giúp giảm tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của thiếu niên.

2/3 người trẻ tuổi cảm thấy áp lực phải có ngoại hình đẹp, và 1/3 xác nhận từng bị bắt nạt trên mạng. 42% người dùng thường xuyên lướt mạng trước khi đi ngủ.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, 15% thanh thiếu niên đang bị người lạ mặt tiếp cận hàng ngày thông qua thế giới trực tuyến.

Khoảng 60% phụ huynh không bao giờ theo dõi tài khoản trên mạng xã hội của con cái. Họ chỉ tập trung đấu tranh cho vấn đề của chính mình trong khoảng thời gian online. 

Hầu hết cha mẹ đều không biết cách làm thế nào để hướng dẫn con cái sử dụng mạng xã hội tốt nhất.

Gác cửa mạng xã hội cho người trẻ - Ảnh 3.

Điều tra của Hiệp hội Tâm lý Úc cho thấy khoảng 60% số phụ huynh không theo dõi tài khoản mạng xã hội của con cái trong 12 tháng qua. Chỉ có 12% thường xuyên theo dõi và 5% giám sát chặt chẽ.

Cần tương tác với thế giới mạng của thanh thiếu niên

Cha mẹ và con cái đều cần trang bị kiến thức trước khi tham gia vào thế giới online. Phụ huynh có thể yêu cầu xem cách con cái sử dụng mạng xã hội.  

Thay vì giám sát, phụ huynh hãy cố gắng kết nối, chia sẻ với con cái. Yêu cầu con cái trình bày cách chúng dùng các phương tiện truyền thông là cách để phụ huynh có thể đưa ra phương án tốt cho việc cùng con cái sống trong thể giới ảo.

Dưới đây là một số mẹo để phụ huynh có thể kết nối với thế giới online của con trong độ tuổi thiếu niên:

Cùng con xem trang cá nhân của chúng. Hãy xem những gì người trẻ đăng tải, xem mục yêu thích và kênh Youtube họ đã đăng kí. Những yếu tố này giúp bậc cha mẹ hiểu rõ hơn con mình đang xem gì trên mạng.

Chia sẻ sở thích online: Yêu cầu các con tạo danh sách phát các video yêu thích của chúng, và phụ huynh cũng tự tạo danh sách yêu thích của mình sau đó ngồi xem cùng nhau. Đây là cách giúp hai thế hệ có thể chia sẽ sở thích cho nhau.

Sử dụng thế giới Internet như một trò chơi. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu con đoán video đang phổ biển hoặc sử dụng các chức năng của mạng xã hội.

Trò chuyện về nguy hiểm trên thế giới ảo

Một bước quan trọng để cho người trẻ thấy mặt rủi ro của mạng xã hội là liên tục nói về chúng. Phụ huynh đã thành công trong việc tham gia vào cuộc sống trên mạng của con cái sẽ dễ dàng hơn để giải thích về mặt trái của mạng  xã hội, và cách phòng tránh.

Bất cứ khi nào con bạn ghé thăm các trang web, chia sẻ nội dung, đăng nội dung nào đó trên blog hoặc tải thông tin lên đều có nguy cơ bị lưu giữ. Thông tin cá nhân sẽ được thu thập để bán lại cho các nhà tuyển dụng hoặc bộ phận tiếp thị. Bảo vệ thông tin cá nhân là yếu tố quan trọng các bậc phụ huynh cần trao đổi với con.

Việc bắt nạt trên mạng cũng có thể xảy ra khi nhiều người dùng trực tuyến cố gắng hăm doạ, loại trừ hoặc làm nhục người khác trên mạng qua các bài viết hoặc email lăng mạ, những tin nhắn, hình ảnh hoặc video gây tổn thương, những tin đồn bịa đặt thông qua trò chuyện trực tuyến. 

Hãy giải thích để thiếu niên không trả lời hoặc trả đũa khi gặp những trường hợp trên. Cần nói chuyện với một người lớn đáng tin cậy để ngăn chặn kẻ bắt nạt, và báo cáo hành vi tới bộ phận phụ trách các nền tảng truyền thông xã hội.

QUỲNH CHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar