17/02/2025 08:00 GMT+7

Phác đồ 'Giờ vàng' và sự sống kỳ diệu của bé trai sinh non

Phác đồ “Giờ vàng” đã giành lại sự sống cho bé trai 26 tuần tuổi thành công ngoài mong đợi.

Phác đồ “giờ vàng” và sự sống kỳ diệu của bé trai sinh non   - Ảnh 1.

Bé đã khỏe mạnh và sẵn sàng trở về vòng tay yêu thương của cha mẹ - Ảnh: BVCC

Kết quả của tinh thần không bỏ cuộc

Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, một em bé sinh cực non đã hoàn thành hành trình kỳ diệu tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc (một thành viên thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ). Bé trai chào đời khi mới 26 tuần tuổi, nặng vỏn vẹn 750 gram - một thử thách lớn đối với cả bé và đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện. Sau 99 ngày được chăm sóc đặc biệt tại khoa hồi sức sơ sinh (NICU), bé đã khỏe mạnh xuất viện vào ngày mùng 3 Tết, trở về với vòng tay gia đình để cùng đón năm mới.

Phác đồ “giờ vàng” và sự sống kỳ diệu của bé trai sinh non   - Ảnh 2.

Bé sinh non những ngày được nuôi dưỡng trong lồng ấp - Ảnh: BVCC

Khi thai kỳ chỉ mới gian đoạn 26 tuần, chị N.T.N.N. bất ngờ có dấu hiệu chuyển dạ. Bé trai chào đời với cân nặng chỉ 750 gram, cơ thể bé xíu nằm gọn trong lòng bàn tay, da mỏng manh, chưa tự thở được và rơi vào tình trạng suy hô hấp nặng. Ngay lập tức, các bác sĩ tại phòng sinh đã tiến hành cấp cứu khẩn cấp, bóp bóng hỗ trợ hô hấp, đặt nội khí quản và chuyển bé vào lồng ấp tại khoa hồi sức sơ sinh (NICU).

ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Thiên An, trưởng khoa hồi sức sơ sinh (NICU), Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc, chia sẻ: "Với trẻ sinh ở tuần 26, nguy cơ suy hô hấp, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng và các biến chứng nguy hiểm luôn thường trực với các bé sinh cực non này. Ngay từ giây phút đầu tiên, chúng tôi đã triển khai phác đồ "Giờ vàng" - chăm sóc chuyên sâu trong 60 phút đầu đời, giúp bé có cơ hội sống sót cao nhất. Đây là một cuộc chiến lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn, chuyên môn và tinh thần không bỏ cuộc của đội ngũ y, bác sĩ".

Suốt nhiều tuần, bé được theo dõi chặt chẽ tình trạng phổi qua X-quang ngực tại giường và được bơm thuốc trưởng thành phổi qua nội khí quản để hỗ trợ sự hoàn thiện của hệ hô hấp, giúp cải thiện chức năng thở. Đồng thời, bé được đặt catheter tĩnh mạch rốn để truyền dịch nuôi dưỡng, kết hợp với phác đồ nuôi dưỡng tối thiểu qua đường tiêu hóa nhằm kích thích hoạt động ruột và ngăn ngừa nguy cơ viêm ruột hoại tử - một biến chứng nguy hiểm ở trẻ sinh non.

Khi xuất hiện dấu hiệu thiếu máu nghiêm trọng, các bác sĩ đã kịp thời thực hiện truyền máu vào ngày 12-11-2024, giúp ổn định tình trạng tuần hoàn và cải thiện khả năng cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng. Cùng lúc đó, bé được chẩn đoán mắc bệnh lý còn ống động mạch (PDA) lớn - một trong những vấn đề tim mạch phổ biến ở trẻ sinh non. Nhờ siêu âm tim phát hiện kịp thời, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp điều trị nội khoa thay vì can thiệp phẫu thuật, giúp ống động mạch tự đóng, bảo vệ sức khỏe tim mạch của bé.

Hạnh phúc đầu xuân

Sau 5 tuần kiên trì điều trị, bé dần có những chuyển biến tích cực. Bé bắt đầu tập cai máy thở và chuyển sang sử dụng CPAP mũi để hỗ trợ hô hấp. Những ngày tiếp theo, bé tiếp tục tập thở tự nhiên với sự hỗ trợ oxy, đến tuần thứ 9 đã hoàn toàn cai CPAP và có thể tự thở mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Đây là một dấu mốc quan trọng trên hành trình hồi phục, báo hiệu rằng bé đã dần thích nghi và đủ khả năng duy trì sự sống mà không cần thiết bị hỗ trợ.

Phác đồ 'Giờ vàng' và sự sống kỳ diệu của bé trai sinh non - Ảnh 3.

Bác sĩ luôn tận tâm quan sát, hỗ trợ bé tại NICU của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc - Ảnh: BVCC

Song song với các phương pháp điều trị chuyên sâu, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong hành trình hồi phục của bé. Những ngày đầu tiên, bé được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch để đảm bảo hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Khi hệ tiêu hóa dần thích nghi, bé bắt đầu tập ăn từng mililits (ml) sữa mẹ qua ống thông dạ dày.

Mỗi giọt sữa không chỉ nuôi dưỡng cơ thể bé nhỏ mà còn đánh dấu từng bước tiến bộ của bé. Dù vậy, quá trình tăng cân cũng là một thử thách lớn.

Những tuần đầu tiên, cân nặng của bé tăng khá chậm, đến tuần thứ 8 chỉ đạt 1.530 gram. Tuy nhiên, nhờ sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tối ưu và sự chăm sóc tận tâm của đội ngũ y bác sĩ, bé dần bắt nhịp, tăng cân đều đặn và đạt 2.320 gram trước ngày xuất viện. Đây là dấu mốc quan trọng, báo hiệu bé đã sẵn sàng rời NICU, sẵn sàng trở về trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.

Bên cạnh những thách thức về hô hấp và dinh dưỡng, bé còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn và tổn thương võng mạc - những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non. Để đảm bảo sức khỏe lâu dài, các bác sĩ đã thực hiện hàng loạt xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm tim, siêu âm thóp, khám bệnh võng mạc, siêu âm ổ bụng nhằm tầm soát và đánh giá toàn diện.

Kết quả kiểm tra cho thấy tất cả các chỉ số đều trong giới hạn bình thường, đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình phục hồi của bé. Khi bé có thể tự thở ổn định và bú mẹ tốt, các bác sĩ quyết định chuyển bé sang phòng ghép mẹ và bé, nơi mẹ có thể trực tiếp chăm sóc và đồng hành cùng con trong những ngày cuối trước khi xuất viện.

Nhớ lại hành trình gian nan, mẹ bé không giấu được nước mắt, chia sẻ: "Hơn 3 tháng xa con là quãng thời gian dài đằng đẵng với vợ chồng tôi. Ngày con chào đời, tôi chỉ kịp nhìn con một thoáng trước khi con phải vào lồng ấp. Những ngày sau đó, mỗi phút giây đều là một cuộc chiến. Ngồi ngoài phòng hồi sức sơ sinh, lắng nghe bác sĩ cập nhật từng diễn biến nhỏ nhất về sức khỏe của con, tôi vừa lo lắng, vừa hy vọng. Mỗi ngày trôi qua, tôi chỉ mong được gặp con, được ôm con vào lòng".

Mẹ bé nhớ lại những lần tim thắt lại khi nhìn con quên thở, da tím tái, từng tiếng kêu của máy SPO2 báo động mỗi khi con gặp nguy hiểm. "Có những ngày, mẹ chỉ biết bật khóc, nhưng cũng có những ngày, mẹ và cha vỡ òa khi thấy con tự bú được những ml sữa đầu tiên, khi thấy con dần rời xa những ống thở, khi biết rằng con đang mạnh mẽ từng ngày để được về nhà".

Sau 99 ngày, bé trai 26 tuần đã chính thức được xuất viện, sẵn sàng bước vào hành trình lớn khôn trong tình yêu thương của gia đình. Đây không chỉ là niềm hạnh phúc vô giá với cha mẹ mà còn là nguồn động lực to lớn dành cho đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng khoa hồi sức sơ sinh (NICU) của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc.

Phác đồ “giờ vàng” và sự sống kỳ diệu của bé trai sinh non   - Ảnh 4.

Bé khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của gia đình - Ảnh: BVCC

"Ngày hôm nay, con đã chính thức rời NICU và trở về vòng tay cha mẹ. Không gì có thể diễn tả được niềm vui, niềm xúc động khi cuối cùng chúng tôi cũng được ôm con vào lòng, được nghe tiếng con khóc, được cảm nhận hơi ấm từ con mà không còn ngăn cách bởi những tấm kính của lồng ấp. Hành trình của con thật phi thường, và con đã chiến thắng! Sau này dù cuộc đời sẽ có lúc khó khăn thì con cũng hãy luôn nghĩ rằng những khó khăn đó đã là gì so với hồi bé xíu như này cơ chứ. Chúc em bé của mẹ một đời bình an, mạnh khoẻ" - chị N.T.N.N. xúc động chia sẻ.

Nơi viết nên câu chuyện kỳ tích

Là một trong những trung tâm hàng đầu về chăm sóc trẻ sinh non tại Việt Nam, khoa hồi sức sơ sinh (NICU) của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc tự hào đã và đang mang đến những cơ hội sống quý giá cho hàng ngàn trẻ sinh non và cực non.

Trong đó, phác đồ "Giờ vàng" là một trong những kỹ thuật tiên tiến được Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc tiên phong áp dụng tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập. Không chỉ dựa vào hệ thống trang thiết bị hiện đại, phác đồ này còn yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và kịp thời của đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm tại khoa hồi sức sơ sinh (NICU) trong 60 phút đầu đời - giai đoạn mang tính quyết định đến sự sống còn và khả năng phát triển của trẻ sinh non.

Áp dụng hiệu quả phác đồ "Giờ vàng" có thể cải thiện đáng kể cơ hội sống sót và giảm tỉ lệ xảy ra các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ sinh cực non.
Nhờ vào các tiến bộ trong hồi sức sơ sinh chuyên sâu, tỉ lệ sống sót của trẻ sinh cực non đã cải thiện từ 30-50% lên đến 80% ở một số trường hợp.
Tuy nhiên, trẻ sinh cực non vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, bao gồm bệnh phổi mạn tính, xuất huyết não thất, nhiễm trùng huyết và viêm ruột hoại tử. Do đó, việc theo dõi sát sao và can thiệp kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ mắc các biến chứng và tối ưu hóa sự phát triển lâu dài cho trẻ.

Suốt 14 năm qua, với sự tận tâm và chuyên môn cao, NICU Hạnh Phúc đã điều trị thành công:
🔹 Hơn 7.000 ca sơ sinh
🔹 Cứu sống hơn 2.600 trẻ sinh non và cực non từ 24 - 37 tuần

"Mỗi em bé sinh non khỏe mạnh rời NICU là một kỳ tích, là niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi" - bác sĩ Thiên An chia sẻ.

Thêm thông tin về địa chỉ của bệnh viện:

Phòng marketing Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc

Địa chỉ: 18 đại lộ Bình Dương, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương

Hotline: 1900 6765

Email: [email protected]

Website: www.hanhphuchospital.com



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Cùng mang gene bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh thể lặn), cặp vợ chồng ở Hòa Bình đã hai lần mất con vì 'tiên lượng xấu'.

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Bác sĩ khoa sản tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng (Thái Bình) bị tố tắc trách khiến một trẻ sơ sinh nguy hiểm tính mạng.

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Lần đầu tiên các bác sĩ thành công đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi 30 tuần tuổi, hút dịch phổi cho thai nhi từ bụng mẹ.

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, đáng chú ý là tới 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ khỏe mạnh.

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con

Nhiều loại trong nhóm sữa giả công bố chất lượng tại Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội, Hòa Bình...

Theo thông tin từ Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội, khoảng 10% trong số gần 600 loại sữa giả đã công bố tiêu chuẩn chất lượng tại đơn vị này, còn lại là công bố ở Hòa Bình và một số tỉnh khác.

Nhiều loại trong nhóm sữa giả công bố chất lượng tại Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội, Hòa Bình...
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar