27/02/2025 13:54 GMT+7

Pha trà giúp loại bỏ chì và các kim loại nặng khỏi nước

Một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ rằng pha trà có thể giúp loại bỏ kim loại nặng độc hại, bao gồm chì ra khỏi nước uống, theo Live Science.

Pha trà giúp loại bỏ chì và các kim loại nặng khỏi nước - Ảnh 1.

Lá trà có thể loại bỏ kim loại nặng như chì, cadmium và crom khỏi nước - Ảnh: FREEPIK

Lá trà có thể loại bỏ kim loại nặng như chì, cadmium và crom khỏi nước. Trong đó, thời gian hãm trà, tức quá trình pha trà, có ảnh hưởng lớn nhất.

Tác dụng bất ngờ từ pha trà

Một tách trà ngon từ lâu đã được cho là mang lại nhiều lợi ích nhỏ cho sức khỏe. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào tác động của các hợp chất hóa học trong lá trà, được giải phóng trong quá trình pha.

Giờ đây, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng quá trình pha trà giúp loại bỏ các ion của kim loại nặng trong nước, dường như do sự liên kết hóa học giữa các ion này với hợp chất trong trà. Nhờ đó, các kim loại nặng bám vào lá trà và bị kéo ra khỏi nước. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí ACS Food and Science Technology.

"Chúng tôi không khuyến khích mọi người bắt đầu sử dụng lá trà như một bộ lọc nước", đồng tác giả Vinayak Dravid, giáo sư khoa học vật liệu tại Đại học Northwestern (Mỹ), cho biết.

"Mục tiêu của chúng tôi là đo lường khả năng hấp phụ kim loại nặng của trà. Bằng cách định lượng tác động này, nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng chưa được công nhận của việc tiêu thụ trà, giúp giảm phơi nhiễm kim loại nặng ở quy mô toàn cầu".

Hơn 5 tỉ tách trà được tiêu thụ mỗi ngày, khiến trà trở thành loại đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau nước. Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu tác động của trà xanh và trà đen đối với sức khỏe. Trà được liên kết với việc giảm nguy cơ ung thư, đột quỵ và tử vong do bệnh tim mạch.

Tuy nhiên chính xác tại sao một tách trà lại mang lại những lợi ích này vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu trước đây cho rằng nguyên nhân là do các hợp chất hóa học được giải phóng từ lá trà, nhưng nhóm nghiên cứu mới nghi ngờ rằng quá trình pha trà cũng đóng một vai trò quan trọng.

Thời gian hãm trà là mấu chốt

Để kiểm chứng giả thuyết này, các nhà khoa học đã mua nhiều loại trà khác nhau từ các thương hiệu phổ biến, bao gồm trà đen, trà xanh, trà hoa cúc, trà ô long...

Họ pha trà theo cách thông thường mà người tiêu dùng vẫn làm, sau đó kiểm tra khả năng trung hòa ion kim loại nặng trong nước có nồng độ kim loại khác nhau, bằng cách so sánh với nước không có trà.

Kết quả cho thấy một tách trà điển hình, gồm một cốc nước và một túi trà, được hãm trong 3-5 phút, có thể loại bỏ khoảng 15% lượng chì trong nước có nồng độ chì lên đến 10 phần triệu. Quá trình pha trà cũng giúp giảm nồng độ các kim loại khác như crom và cadmium.

Loại túi trà có ảnh hưởng lớn, trong đó túi trà làm từ cotton và ni lông hầu như không hấp phụ được chất ô nhiễm nào, trong khi túi trà làm từ cellulose có khả năng loại bỏ kim loại cao nhất.

Loại trà và độ nghiền mịn của lá trà cũng đóng vai trò quan trọng. Lá trà đen nghiền mịn mang lại hiệu quả tốt nhất. Trà đen, trà xanh và trà trắng có khả năng giảm nồng độ chì cao hơn so với trà ô long, trà rooibos và trà hoa cúc.

Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất chính là thời gian hãm trà. Trà được hãm càng lâu càng loại bỏ được nhiều chất ô nhiễm hơn.

"Bất kỳ loại trà nào được hãm lâu hơn hoặc có diện tích bề mặt lớn hơn đều sẽ có hiệu quả hấp phụ kim loại nặng tốt hơn", tác giả chính Benjamin Shindel, một nhà khoa học vật liệu tại Đại học Northwestern, cho biết.

"Một số người chỉ hãm trà trong vài giây, khi đó hiệu quả hấp thụ sẽ rất thấp. Nhưng nếu hãm trà trong thời gian dài hơn hoặc thậm chí qua đêm thì có thể loại bỏ phần lớn hoặc gần như toàn bộ kim loại nặng trong nước".

Tuy nhiên các nhà khoa học lưu ý rằng vẫn có những hạn chế. Ở những khu vực có hệ thống cấp nước tốt, nồng độ kim loại nặng thường không cao đến mức trà có thể mang lại lợi ích đáng kể. Nếu xảy ra khủng hoảng ô nhiễm nước, trà cũng không thể là giải pháp toàn diện. Tuy vậy, uống thêm trà vẫn là một ý kiến hay.

"Nếu mọi người uống thêm một tách trà mỗi ngày, có thể theo thời gian chúng ta sẽ thấy tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến phơi nhiễm kim loại nặng giảm xuống", Shindel nói. 

"Hoặc điều này có thể giúp giải thích tại sao những cộng đồng uống nhiều trà lại có tỉ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn, so với những cộng đồng tiêu thụ ít trà hơn".

Trà xanh hợp khẩu vị người Việt, nhưng uống nhiều có gây hại cho sức khỏe?

Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều về lợi ích sức khỏe của việc uống trà, đặc biệt là trà xanh, đồ uống truyền thống được nhiều người coi là “thức uống chống lão hóa”. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều trà xanh cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Công ty cổ phần Y dược LanQ cấu kết cùng đồng phạm, chiếm đoạt 18,1 tỉ của BHXH tỉnh Bắc Giang và của người dân chi trả.

Chủ tịch LanQ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của bảo hiểm xã hội và người dân chi trả

Cứu sống 2 sinh viên nguy kịch do bị đâm 20 nhát dao trên người

Hai sinh viên tại TP.HCM đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với nhiều vết thương do bị dao đâm khắp người.

Cứu sống 2 sinh viên nguy kịch do bị đâm 20 nhát dao trên người

Cành tro dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hai năm

Cụ bà đến bệnh viện thăm khám, khi chụp CT thì các bác sĩ bất ngờ phát hiện có một cành tro dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà suốt hai năm qua.

Cành tro dài 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hai năm

Bác sĩ tá hỏa khi phát hiện ổ ve chó trong tai bé 9 tuổi

Một bé 9 tuổi được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ do tai bị ngứa và chảy máu.

Bác sĩ tá hỏa khi phát hiện ổ ve chó trong tai bé 9 tuổi

Lần đầu tiên mổ ung thư không để lại sẹo

Bệnh viện K (Hà Nội) cho hay vừa áp dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi đường âm đạo điều trị bệnh lý ung thư phụ khoa.

Lần đầu tiên mổ ung thư không để lại sẹo

Người dân cần lưu ý gì khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình?

Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa có những lưu ý dành cho người dân khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình qua tổ chức dịch vụ thu.

Người dân cần lưu ý gì khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar