16/05/2024 20:17 GMT+7

PGS.TS Lê Anh Tuấn: Pháp không quy hoạch rồi làm các đô thị cách nhau 60km

PGS.TS Lê Anh Tuấn cho rằng người Pháp đến đô hộ khi Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành những trấn với các khu dân cư, họ chỉ đặt nền hành chính tại đây, không quy hoạch rồi làm các đô thị cách nhau 60km.

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Ảnh: CHÍ QUỐC

PGS.TS Lê Anh Tuấn - Ảnh: CHÍ QUỐC

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải chia sẻ của PGS.TS Lê Anh Tuấn (giảng viên cao cấp khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ) về việc vì sao các đô thị ở miền Tây thường cách nhau với khoảng cách 60km, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng khoảng cách này không hẳn xuất phát từ yếu tố thủy triều như ông Tuấn đưa ra.

Có ý kiến cho rằng người xưa đi bằng ngựa. Trung bình một con ngựa chạy được 60km một ngày, tới tối thì ngựa cần được nghỉ ngơi nên họ dừng lại. Đó là cơ sở để dần hình thành những đô thị quy mô nhỏ rồi phát triển lớn như hiện nay.

Cũng có ý kiến cho rằng khoảng cách 60km giữa các đô thị như hiện nay là do quy hoạch của Pháp trong thời gian đô hộ Việt Nam…

Thời hoang sơ, không ai đi ngựa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ Online tối cùng ngày, PGS.TS Lê Anh Tuấn đã nói rõ thêm một số vấn đề quan điểm của ông về vụ việc.

Trước hết, ông Tuấn cho rằng luận cứ của ông về vấn đề các đô thị cách nhau 60km là dựa trên yếu tố tự nhiên, lúc đầu con người ta phải nương theo tự nhiên.

Theo ông Tuấn, Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành hơn 300 năm trước. Lúc đó hoang sơ, đất mềm yếu, chưa có làng mạc, giao thông, người Việt Nam tới vùng phải đi bằng ghe, xuồng không có động cơ.

Do không thể nhanh nên họ thường sẽ nương theo dòng nước mà đi. Cụ thể nước xuôi thì họ đi, tới thời điểm nước ngược thì dừng lại chờ tới nước xuôi đi tiếp (khoảng cách là 6 giờ).

Do điều kiện tự nhiên như nêu trên nên thời đó không có người Việt Nam nào đi bằng ngựa ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ có từ Hóc Môn (TP.HCM) trở ra vùng Đông Nam Bộ hay miền Trung do nền đất cứng thì mới có đi ngựa mà thôi.

Về ý kiến cho rằng không thể lấy chợ nổi để hiểu rằng người dân lúc đó dừng lại rồi lập chợ, sau phát triển thành đô thị, ông Tuấn cho rằng không phải lúc nào chỗ người dân dừng lại thì nơi đó cũng thành chợ nổi bởi có khi họ dừng lại nghỉ rồi lại đi tiếp.

Và khi lập chợ nổi thì cũng chỉ nơi nào điều kiện thuận lợi họ mới lên bờ. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng lưu ý một vết tích là hầu hết các đô thị hiện tại ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có không gian trên bến dưới thuyền.

Người Pháp chỉ đặt nền hành chính

Về quan điểm cho rằng khoảng cách 60km giữa các đô thị là do người Pháp quy hoạch khi đô hộ, ông Tuấn lưu ý Pháp chỉ đô hộ vùng đất này khoảng 150 năm nay. Thời điểm người Pháp tới tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có những trấn như Hà Tiên, Vĩnh Long…, trong trấn có những khu dân cư khác nhau. Vì vậy khi đến đô hộ, người Pháp chỉ đặt lại hệ thống hành chính tại vùng này mà thôi.

Và ông Tuấn lưu ý khi Pháp xâm chiếm, đô hộ Nam Kỳ thì thời điểm đó không có khái niệm quy hoạch. Hiện nay cũng không có văn bản nào thể hiện Pháp quy hoạch đô thị vào lúc đó. "Không thể lấy chuyện của bây giờ để áp cho hơn 300 năm trước", ông nói.

Ông Tuấn cũng cho biết kinh nghiệm đo thủy văn của ông thì vận tốc trung bình dòng chảy khoảng 10km/h (có khi cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với mức này nên lấy trung bình).

Vì vậy con số 60km người dân dừng lại là con số tương đối vì có khi họ di chuyển nhanh và có khi di chuyển chậm thì có thể đi được gần 60km hoặc xa hơn 60km một chút, tùy theo vận tốc dòng chảy của mỗi đoạn sông.

Còn vì sao có những đô thị cách nhau 30km chứ không phải 60km, ông Tuấn nói đây là những đô thị được hình thành sau này. Chẳng hạn như giữa TP Cần Thơ và TP Sóc Trăng hiện nay có TP Ngã Bảy là do TP Ngã Bảy được hình thành sau này.

Vì sao các đô thị ở miền Tây thường cách nhau 60km?

Châu Đốc cách Long Xuyên 60km, Long Xuyên cách Cần Thơ 60km, Cần Thơ cách Sóc Trăng 60km, Sóc Trăng cách Bạc Liêu gần 60km và Bạc Liêu lại cách Cà Mau cũng khoảng 60km.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin 'Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân' mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức công khai, minh bạch, chính xác theo kết quả định lượng theo vị trí việc làm và đảm bảo nguyên lý không có tư duy biên chế suốt đời.

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Đề cập vụ cựu cục trưởng và 4 cán bộ khác nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả, đại biểu Phạm Văn Hòa nói đó không khác gì việc gián tiếp đầu độc người dân.

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh vừa ký ban hành quy định về bố trí nhân sự cấp ủy các xã, phường thành lập mới.

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar