05/11/2012 16:46 GMT+7

Panasonic và Sharp vẫn chìm trong khủng hoảng

THÚY QUỲNH (Theo Wall Street Journal)
THÚY QUỲNH (Theo Wall Street Journal)

TTO - Báo cáo tài chính mới nhất của Panasonic, Sharp và Sony tiếp tục làm u ám thêm bộ mặt của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản vốn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng thua lỗ.

Phóng to

Chủ tịch Sharp, ông Takashi Okuda, trong buổi công bố các số liệu bi quan tại buổi họp báo - Ảnh: Reuters

Lần đầu tiên trong lịch sử 100 năm của mình, Sharp đã phải đưa ra tuyên bố đầy hoài nghi về sự tồn tại của chính tập đoàn này. Trước đó, hãng điện tử Nhật công bố mức thua lỗ 3,12 tỉ USD của quý làm ăn mới nhất, kèm dự đoán về năm thứ hai liên tiếp làm ăn thất bại với tổng giá trị thua lỗ lên đến hơn 10 tỉ USD.

Theo tờ Wall Street Journal, Sharp đang hứng chịu hậu quả của hàng loạt phi vụ đầu tư không sinh lời. Công ty này đã thiết lập hàng loạt nhà máy dọc khắp nước Nhật để sản xuất màn hình tivi, với niềm tin chủ yếu dựa vào tốc độ tăng trưởng bền vững của mảng kinh doanh máy thu hình và của các đối tác khách hàng mua tấm nền LCD của Sharp. Nhưng khi nhu cầu của thị trường bắt đầu giảm, Sharp liền bị “vỡ mặt” với lượng hàng tồn đọng khổng lồ và đây cũng là lúc “bong bóng nợ” của hãng này nổ tung.

“Mọi thứ đã có thể khác nếu chúng tôi có những bước đi thận trọng hơn”, chủ tịch Sharp, ông Takashi Okuda, trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn vào ngày 1-11 vừa qua.

Phóng to

Ảnh: Wall Street Journal

Trước đó vào hôm 31-10, một gã khổng lồ điện tử Nhật Bản khác là Panasonic đã “mở màn” cho loạt tin xấu bằng báo cáo thua lỗ gần 9 tỉ USD trong quý vừa qua, khiến Hãng đánh giá tín dụng Moody’s cho biết đang xem xét việc hạ bậc tín nhiệm đối với Panasonic. Hiện mức đánh giá nợ dài hạn mà Moody’s dành cho Panasonic đang ở vào mức Baa1, chỉ ba bậc trên mức “không có cơ may đầu tư”.

Chỉ trong vòng 12 tháng trở lại đây, Panasonic đã sa thải khoảng 39.000 nhân viên, như một phần trong dự án tái cơ cấu toàn bộ doanh nghiệp.

Phóng to

CEO Kazuo Hirai đang cố gắng đưa con tàu Sony khỏi cơn dông bão bằng hàng loạt biện pháp tái cơ cấu, bao gồm chuyển hướng kinh doanh và cắt giảm lao động - Ảnh: Internet

Cái tên cuối cùng là Sony đón nhận kết quả kinh doanh tương đối “khả quan” hơn hai đồng nghiệp, khi “chỉ” lỗ 15,5 tỉ yen (tương đương 194 triệu USD) so với con số 27 tỉ yen cùng kỳ năm ngoái, đồng thời có tổng doanh thu tăng 1,9%, chủ yếu do tăng trưởng từ mảng kinh doanh điện thoại di động và một công ty con chuyên sản xuất sản phẩm hóa chất.

Sony hiện tại đã rút khỏi hai liên minh sản xuất tivi, một với Sharp, một của Samsung và sẽ tiếp tục thu hẹp dần mảng kinh doanh máy thu hình, nhằm chuyển đổi nguồn lực sang các lĩnh vực có tiềm năng hơn như thiết bị y tế, điện thoại thông minh và thiết bị giải trí tại nhà, như cương lĩnh mà CEO Kazuo Hirai đã tuyên bố nhằm vực dậy người khổng lồ điện tử thế giới một thời.

THÚY QUỲNH (Theo Wall Street Journal)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar