23/07/2023 22:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Zelensky thừa nhận sự thật về cuộc phản công của Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Ukraine đã giành được 50% lãnh thổ bị Nga kiểm soát. Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận hậu quả từ việc cuộc phản công bị trì hoãn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Ukraine đã đặt nhiều hy vọng vào cuộc phản công mùa xuân này. Tuy nhiên các thông tin về cuộc phản công thường được Kiev giữ kín.

Ông Zelensky: Nga phòng thủ tốt hơn nhờ Ukraine phản công chậm

Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo nổi tiếng của CNN, Fareed Zakaria, ông Zelensky thừa nhận từng muốn khởi động cuộc phản công này sớm hơn trong mùa xuân năm nay, song chiến dịch bị hoãn vì thiếu vũ khí.

"Chúng tôi thực sự đã có kế hoạch khởi động phản công trong mùa xuân. Tuy nhiên chúng tôi không làm, bởi vì thực lòng mà nói, chúng tôi không đủ đạn dược và vũ khí, không đủ những lữ đoàn được đào tạo phù hợp để sử dụng các loại vũ khí này. Hơn nữa, các đợt huấn luyện được thực hiện bên ngoài Ukraine", ông Zelensky nói trong chương trình Fareed Zakaria GPS phát ngày 23-7.

Theo ông Zelensky, việc cuộc phản công khởi động trễ đã giúp Nga có thời gian gài mìn khắp nơi và xây dựng nhiều phòng tuyến.

"Và, chắc chắn, họ thậm chí còn có nhiều thời gian hơn cần thiết. Chính vì vậy họ đã xây dựng thêm các phòng tuyến này. Và thực sự họ đã gài mìn rất nhiều trên đất chúng tôi", Tổng thống Ukraine nói.

Hiện nay, đa phần giới quan sát nhận định cuộc phản công của Ukraine đang chậm lại. Hiệu quả của chiến dịch này cũng bị đặt dấu hỏi. Truyền thông phương Tây cũng thường mô tả Ukraine đang đạt những thành quả khiêm tốn.

Trong các phân tích gần đây, Nga được cho đã phòng thủ và thích nghi tốt hơn trước. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ, Nga đã thiết kế một trong những hệ thống phòng thủ lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Tuyến công sự của Nga dài gần 2.000km, kéo dài từ biên giới nước này với Belarus cho tới vùng đồng bằng Dnipro.

Ông Zelensky cho rằng việc Nga có tuyến phòng thủ mạnh buộc Ukraine phải phản công chậm. "Chúng tôi không muốn mất người, mất quân nhân. Và các quân nhân của chúng tôi cũng không muốn mất thiết bị vì điều đó", ông Zelensky nói với ông Zakaria.

Hồi tháng 5, ông Zelensky đã đi châu Âu để thuyết phục các nước cung cấp thêm vũ khí. Tuy vậy, một trong các món vũ khí ông mong chờ nhất là chiến đấu cơ F-16 được cho sẽ chỉ có thể được cung cấp vào cuối năm nay, theo Politico.

Mỹ nói Ukraine đã giành lại 50% lãnh thổ bị chiếm đóng

Năm 2014, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea. Ukraine và phương Tây không công nhận sự sáp nhập này. Từ 2022 tới nay, Nga tuyên bố sáp nhập thêm bốn vùng nữa ở Ukraine.

Trong một phát biểu lạc quan hơn cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói Ukraine đã giành được 50% lãnh thổ bị Nga kiểm soát tính từ đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" hồi tháng 2-2022. Trên CNN, ông Blinken nói: "Ukraine đã lấy lại khoảng 50% những khu vực bị chiếm đóng ban đầu".

Mặc dù vậy, cũng như bình luận của tướng Mark Milley gần đây, ông Blinken cảnh báo Ukraine sẽ gặp nhiều khó khăn và cần thêm thời gian.

Theo ông Blinken, Kiev sẽ rất khó để chiếm lại thêm lãnh thổ. Ông nói: "Đây vẫn là những ngày khá sớm trong cuộc phản công. Sẽ rất khó. Sẽ không thể có kết quả vào tuần tới hay tuần tới nữa. Chúng tôi vẫn quan sát và tôi cho rằng sẽ phải mất vài tháng".

Ukraine đang cố gắng xuyên thủng các tuyến phòng thủ của Nga tại miền đông và nam Ukraine. Kiev cũng hy vọng nhanh chóng đẩy lực lượng Nga khỏi lãnh thổ trong cuộc phản công này. Ban đầu, đây được gọi là cuộc phản công mùa xuân, nhưng có vẻ là phản công mùa hè.

Một số nhà phân tích nói rằng Ukraine sẽ đối diện với áp lực về tốc độ phản công. Trong bài viết trên Telegraph, chuyên gia Robert Clark thuộc tổ chức tư vấn Civitas (trụ sở London, Anh) cho rằng nếu Ukraine không thể chia cắt cầu Crimea và chiếm lại phần lớn lãnh thổ trong mùa đông năm nay, sẽ càng có nhiều lời kêu gọi nhượng bộ từ cả Ukraine lẫn phương Tây.

Dừng thỏa thuận ngũ cốc, Nga muốn Ukraine và phương Tây kiệt quệ?

Việc Nga dừng thỏa thuận ngũ cốc khiến phương Tây lao đao, đồng thời gửi đi thông điệp quan trọng nhất cho cuộc phản công của Ukraine: lâu dài và kiệt quệ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi ông Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Vào khoảng 23h tối 2-7 (giờ Việt Nam), kênh CNBC cập nhật: Chỉ số S&P 500 tại thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Tổng thống Trump thông báo Mỹ đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi ông Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Tổng thống Trump điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định giảm đáng kể thuế quan

Tổng thống Mỹ Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ.

Tổng thống Trump điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định giảm đáng kể thuế quan

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

Ngày 1-7, California dẫn đầu một liên minh gồm 20 bang đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump, vì tiết lộ thông tin cá nhân của người dân liên quan chương trình Medicaid.

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Lo ngại gia tăng khi ảnh, video AI giả lan tràn mạng xã hội, ảnh hưởng nhận thức công chúng về xung đột Israel - Iran.

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Ngày 2-7, Ukraine triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Mỹ, sau khi Nhà Trắng bất ngờ dừng chuyển một số vũ khí có giá trị cao cho Kiev, giữa lúc Nga gia tăng các cuộc tấn công trong mùa hè.

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra

Mạng xã hội lan truyền video bản tin thời sự có nội dung Iran đầu hàng Israel, nhưng xác minh cho thấy đây là tin giả do AI tạo dựng.

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar