08/11/2024 16:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Trump sẽ tính sao với Triều Tiên?

Ông Trump trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh Triều Tiên đã tham gia vào cuộc chiến tại Ukraine, tăng hợp tác quân sự với Nga và có kho tên lửa mở rộng hơn trước.

Ông Trump sẽ tính sao với Triều Tiên? - Ảnh 1.

Ông Trump gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Bàn Môn Điếm năm 2019 - Ảnh: REUTERS

Khi vừa đắc cử tổng thống, ông Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về sự hiện diện của quân đội Triều Tiên ở Nga. Điện đàm diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc Bình Nhưỡng gia tăng hợp tác quân sự với Nga.

Ông Trump quan tâm đến Triều Tiên

Phát biểu trên truyền hình hôm 7-11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết ông Trump đã nêu về chủ đề Triều Tiên trước tiên trong cuộc điện đàm dài 12 phút giữa hai bên.

Ông Yoon và tổng thống mới đắc cử của Mỹ đã thảo luận về một loạt vấn đề, bao gồm việc Bình Nhưỡng đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Cùng lúc đó, chiến sự Ukraine leo thang khi Bình Nhưỡng gửi hàng ngàn quân đến Nga. Động thái này của Triều Tiên làm gia tăng mối lo ngại về sự lan rộng của cuộc xung đột vốn đã là lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.

Ông Trump trong thời gian tranh cử đã nhiều lần khẳng định sẽ giúp chấm dứt chiến tranh Ukraine "trong vòng 24h", khi ông buộc Matxcơva và Kiev phải ngồi vào bàn đàm phán.

Hãng tin Bloomberg nói không rõ ông Trump nhắc gì đến quân Triều Tiên trong cuộc gọi với lãnh đạo Hàn Quốc. Trong khi đó, cả thế giới đang chờ đợi cách chính quyền ông Trump xử lý việc Triều Tiên can dự vào cuộc chiến và khả năng Washington sẽ tiếp tục viện trợ Ukraine trong tình huống giao tranh tiếp tục kéo dài.

Theo đuổi đàm phán với ông Kim Jong Un

Hôm 5-11, Bình Nhưỡng bắn một loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn hướng ra biển. Động thái này diễn ra chỉ vài giờ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trước đó, ông Trump từng nhiều lần "khoe" mối quan hệ thân thiện của mình và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên từng lên tiếng đe dọa hủy diệt hạt nhân trong nhiệm kỳ tổng thống trước của ông Trump. Tuy nhiên ông Trump giai đoạn 2018-2019 cũng đã có 3 cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên.

"Chúng ta có thể đã đối diện với một cuộc chiến tranh hạt nhân khiến hàng triệu người chết. Nhưng khi tôi ở đó, tôi đã rất thân thiết với ông Kim Jong Un", ông Trump phát biểu trên Đài Fox News hồi tháng 10.

Theo Hãng tin Reuters, trong bối cảnh hiện nay, nếu muốn theo đuổi một cuộc gặp thượng đỉnh nữa với ông Kim, ông Trump sẽ phải sẵn sàng với thực tế rằng Bình Nhưỡng hiện đã mở rộng kho tên lửa, cũng như đã xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.

Đội ngũ của ông Trump đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về khả năng ông theo đuổi các cuộc gặp với ông Kim. Nhưng nhiều nhà ngoại giao tại Seoul và các chuyên gia cho rằng các phát biểu của ông Trump cho thấy sớm hay muộn ông sẽ tìm cách nối lại đàm phán với lãnh đạo Triều Tiên.

"Trump cảm thấy rằng sự tham gia của ông đã có hiệu quả trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, trong đó ông cho rằng mình đã 'giải quyết' được vấn đề hạt nhân của Triều Tiên", giáo sư Ramon Pacheco Pardo chuyên lĩnh vực quan hệ quốc tế tại Đại học Nhà vua London (King's College London) nhận định.

"Thêm nữa các cuộc gặp thượng đỉnh với ông Kim đã thu hút sự chú ý đáng kể của giới truyền thông, điều mà ông Trump rõ ràng rất thích thú", giáo sư Pardo nói thêm.

Hàn Quốc diễn tập bắn đạn thật

Ngày 8-11, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết nước này đã tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật tại huyện Taean thuộc vùng ven biển phía tây và cách thủ đô Seoul 108km về phía tây nam.

Hãng thông tấn Yonhap cùng ngày dẫn thông báo của JCS đưa tin cuộc diễn tập khởi động vào ngày 7-11, với sự tham gia của tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II. Thông báo của JCS nêu rõ hoạt động này nhằm kiểm tra năng lực và tư thế sẵn sàng của quân đội Hàn Quốc trước bất kỳ mối đe dọa nào.

Hoạt động này của Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên ngày 5-11 phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía biển Nhật Bản, sau khi nước này thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19 hôm 31-10.

Trump 2.0 và tương lai các điểm nóng

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn về cách Washington sẽ ứng phó với các điểm nóng và xung đột hiện nay trên thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ qua đời ở tuổi 83

Ông David Gergen, cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ, đã qua đời ở tuổi 83 sau một thời gian lâm bệnh, theo thông tin từ ông Jeremy Weinstein - hiệu trưởng Trường Havard Kennedy.

Cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ qua đời ở tuổi 83
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar