09/05/2018 06:22 GMT+7

Ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran mà chính quyền Barack Obama đã tham gia ký kết vào năm 2015.

Ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào tuyên bố hủy bỏ cam kết của Mỹ về thỏa thuận hạt nhân Iran - Ảnh: REUTERS

Quyết định trên được đưa ra vào 14h chiều ngày 8-5 giờ địa phương, tức khoảng rạng sáng ngày 9-5 theo giờ Việt Nam.

"Sau những tham vấn, với tôi thì rõ ràng chúng tôi không thể ngăn chặn một quả bom hạt nhân từ Iran bằng cấu trúc rệu rã và mục nát của thỏa thuận hiện tại", ông Trump nói.

Đây là một quyết định không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát cũng như những thông tin rò rỉ trước đó.

Ông Trump là người chỉ trích mạnh mẽ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran - hay còn gọi với tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).

JCPOA được ký kết vào năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức).

Thỏa thuận này cho phép Iran được tháo gỡ dần cấm vận của quốc tế, đổi lại là việc Tehran phải minh bạch quá trình làm giàu uranium và giảm việc làm giàu uranium trong thời gian 10 năm từ 2015 tới 2025.

Được xem là hướng giải quyết nhằm đảm bảo Iran không chế tạo vũ khí hạt nhân, JCPOA lại gặp chỉ trích vì những lỗ hổng mà thỏa thuận này chứa đựng.

Ông Trump biện minh cho hành động hủy bỏ cam kết của Mỹ đối với JCPOA bằng việc cáo buộc Iran tiếp tục xây dựng một chương trình hạt nhân, trong khi không đưa ra bằng chứng.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng cho biết Mỹ sẽ tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran, vốn sẽ được triển khai trong thời gian 90 tới 180 ngày tới.

Trong động thái phản ứng ngày 8-5, Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi đây là "một cuộc chiến tâm lý". Ông tin rằng thỏa thuận có thể duy trì nếu các đối tác khác của nhóm P5+1 có thể tác động lên ông Trump.

Như vậy, bất kể đã có các chuyến thăm và làm việc tới Mỹ trong thời gian qua, các nước châu Âu như Anh, Pháp và Đức đều thất bại toàn diện trong việc thuyết phục ông Trump duy trì thỏa thuận đã ký kết.

Vừa qua các nước này đều bày tỏ sự "nuối tiếc và quan ngại" về quyết định của ông Trump.

Ngược lại, các nước đối đầu với Iran trong khu vực Trung Đông như Saudi Arabia hay Israel tỏ ra thỏa mãn với việc Mỹ tái lập trừng phạt lên Iran.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói ông "hoàn toàn ủng hộ" quyết định của ông Trump, và "Israel cảm ơn Tổng thống Trump về sự lãnh đạo can đảm của ông ấy".

Giới phân tích không ủng hộ ông Trump trong khi đó lo ngại rằng việc này sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng mới ở Trung Đông.

Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama - người nỗ lực ký kết JCPOA khi đương nhiệm, cảnh báo hậu quả của việc hủy bỏ cam kết này: "Không có JCPOA, Mỹ thậm chí bị đặt vào thế lựa chọn giữa một Iran sở hữu hạt nhân và một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông".

Đây ít nhất là lần thứ ba ông Trump rút Mỹ khỏi các thỏa thuận đa phương từng cam kết ở chính quyền tiền nhiệm.

Từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ đầu năm 2017, ông Trump đã rút khỏi Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris 2015 và giờ là JCPOA.

Báo Guardian lưu ý rằng ông Trump sử dụng cụm từ "rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran" là không chính xác. Vì JCPOA không phải một "hiệp ước" nên không có chuyện "rút khỏi". Thay vào đó, Mỹ chỉ có thể "tôn trọng", "tuân thủ" hoặc "vi phạm" mà thôi.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar