06/05/2018 09:01 GMT+7

Ngoại trưởng Anh sang Mỹ tìm cách giữ thỏa thuận hạt nhân Iran

HỒNG VÂN\
HỒNG VÂN\

TTO - Ngoại trưởng Anh Boris Johnson khởi hành đi Mỹ hôm nay, 6-5 trong hai ngày để thảo luận về với Phó Tổng thống Mike Pence, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và nhiều quan chức khác về việc duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Ngoại trưởng Anh sang Mỹ tìm cách giữ thỏa thuận hạt nhân Iran - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson khởi hành đi Mỹ hôm nay, 6-5 nhằm thuyết phục Mỹ duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran - Ảnh: REUTERS

Chuyến công du của ông Boris Johnson đến Washington là một phần trong những nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Tổng thống Donald Trump không đơn phương xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân đã ký với Iran và Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp và Anh.

Tổng thống Mỹ đến nay vẫn duy trì quan điểm phản đối và chỉ trích gay gắt thỏa thuận hạt nhân đã ký dưới thời Barack Obama. 

Ông Trump khẳng địnhh sẽ đưa ra quyết định về việc có tiếp tục gia hạn miễn trừ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran hay không vào ngày 12-5.

Trong chuyến thăm ở Washington, Ngoại trưởng Anh cũng sẽ gặp nhiều nhân vật chủ chốt phụ trách chính sách đối ngoại của Quốc hội Mỹ. Ngoài chủ đề liên quan đến Iran, chuyến đi của ông còn bàn về vấn đề Triều Tiên và tình hình Syria.

Vào đầu tháng này, ông Johnson đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran trong khi "ghi nhận những quan ngại chính đáng của Mỹ".

Trước chuyến thăm Washington, ông Johnson phát biểu: "Anh, Mỹ và các đối tác châu Âu đoàn kết trong các nỗ lực chống lại các hành động làm bất ổn tình hình Trung Đông như các vụ tấn công mạng, lực lượng Hezbollah, các chương trình tên lửa đạn đạo nguy hiểm và việc vũ trang cho lực lượng Hồi giáo Houthi ở Yemen".

Liên minh Châu Âu (EU) khẳng định thỏa thuận "có hiệu quả và cần được duy trì".

Thỏa thuận hạt nhân với Iran, hay còn gọi là Kế hoạch hành động Chung Toàn diện (JCPOA) được ký năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức), và tháng 1-2016 bắt đầu bước vào giai đoạn thực hiện. 

Theo thỏa thuận này, Iran đồng ý thu hẹp chương trình hạt nhân và chịu sự kiểm soát của quốc tế để đổi lấy việc cộng đồng quốc tế xóa bỏ phần lớn lệnh trừng phạt áp đặt với quốc gia này. 

Tổng thống Mỹ Trump nhiều lần khẳng định thỏa thuận này không ngăn ngừa được khả năng Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, đồng thời đe dọa rút khỏi văn kiện này.

HỒNG VÂN\

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Thái Lan trình đề xuất sắp xếp nội các, trong đó bà Paetongtarn sẽ kiêm nhiệm bộ trưởng Văn hóa để đề phòng trường hợp bà bị đình chỉ chức vụ thủ tướng.

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Thông tin người nhập cư trái phép tại Mỹ nộp thuế năm 2024 nhiều hơn các tập đoàn tỉ USD gộp lạ đang lan truyền trên mạng xã hội.

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?

Mạng xã hội lan truyền thông tin vắc xin COVID-19 có liên quan đến tỉ lệ ung thư đại trực tràng tăng ở Úc. Chuyện này thực hư ra sao?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?

Nước thành viên NATO nào đang chi nhiều nhất và ít nhất cho quốc phòng?

NATO thống nhất nâng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP mỗi nước vào năm 2035, thay cho mức 2% trước đây.

Nước thành viên NATO nào đang chi nhiều nhất và ít nhất cho quốc phòng?

Giữa lúc căng thẳng, Yemen phóng tên lửa vào Israel

Ngày 28-6, quân đội Israel thông báo đã phát hiện và đánh chặn tên lửa phóng từ Yemen nhắm vào lãnh thổ nước này.

Giữa lúc căng thẳng, Yemen phóng tên lửa vào Israel

Tư lệnh Không quân Thái Lan: Sẵn sàng điều tiêm kích trong 5 phút nếu có xung đột ở biên giới

Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) khẳng định có thể điều chiến đấu cơ ứng phó trong 5 phút trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Campuchia.

Tư lệnh Không quân Thái Lan: Sẵn sàng điều tiêm kích trong 5 phút nếu có xung đột ở biên giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar