16/06/2018 06:16 GMT+7

Ông Trump nói đã cho ông Kim Jong Un số điện thoại trực tiếp

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Tổng thống Mỹ cho biết ông đã cho nhà lãnh đạo Triều Tiên một số điện thoại trực tiếp của mình và đề nghị ông sẽ gọi điện cho ông Un vào vào 17-6, sau hội đàm tại Singapore của họ.

Ông Trump nói đã cho ông Kim Jong Un số điện thoại trực tiếp - Ảnh 1.

Ảnh: AFP

Theo hãng tin Reuters, trong cuộc trả lời phỏng vấn phát trên đài Foxnews ngày 15-6 khi được hỏi ông có dự định làm gì trong Ngày của Cha (Father’s Day, năm nay ngày này rơi vào 17-6), ông Trump nói: "Tôi thực sự sẽ gọi điện cho phía Triều Tiên". Tuy nhiên khi đó ông không nói sẽ gọi điện cho ai.

Sau đó ông chia sẻ với các nhà báo là ông đã cho ông Kim Jong Un một số điện thoại để ông có thể gọi điện trực tiếp, bất cứ lúc nào với nhà lãnh đạo Triều Tiên.

"Lúc này tôi đã có thể gọi cho ông ấy. Tôi có thể nói như ‘Này, chúng ta có chuyện đây’. Tôi đã cho ông ấy số điện thoại trực tiếp. Bây giờ ông ấy cũng có thể gọi điện cho tôi nếu gặp bất cứ khó khăn nào, tôi cũng có thể gọi cho ông ấy", ông Trump cho biết tại cuộc họp báo ngẫu hứng trên bãi cỏ tại Nhà Trắng.

Khi được hỏi ông sẽ nói chuyện với ai trong ngày 17-6, ông Trump đáp: "Ồ, tôi sẽ nói chuyện với những người ở Triều Tiên, và tôi sẽ nói với những người của tôi đang ở Triều Tiên". Ông không nêu cụ thể.

Sau cuộc hội đàm thượng đỉnh tại Singapore, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã phát tuyên bố chung tái khẳng định cam kết của Triều Tiên trong việc "nỗ lực hướng tới tiến trình giải trừ hạt nhân toàn diện trên bán đảo Triều Tiên", trong khi Mỹ sẽ cung cấp các biện pháp đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.

Trong khi dư luận chỉ trích của phe Dân chủ nói bản thỏa thuận này quá thiếu chi tiết cụ thể thì phe Cộng hòa cho rằng nó đã mang lại quá nhiều nhượng bộ cho ông Kim Jong Un.

Giới chỉ trích cũng trách cứ ông Trump đã có những phát biểu quá "nồng ấm" về ông Kim sau cuộc gặp. Trong ngày 15-6, khi một nhà báo nêu vấn đề nói ông Trump đang bảo vệ cho những vi phạm nhân quyền của Triều Tiên, ông Trump trả lời: "Anh có biết vì sao không, tôi không muốn vũ khí hạt nhân phá hủy anh cùng gia đình anh… Tôi muốn có một quan hệ tốt với Triều Tiên".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim cho thấy quá khứ không phải là yếu tố định nghĩa tương lai, dù vậy quân đội Mỹ vẫn phải hết sức cảnh giác.

TTO - 'Khi ông ta nói người dân ngồi yên và chăm chú. Tôi muốn người dân của mình cũng làm như vậy', kênh NBC ngày 15-6 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar