22/02/2025 11:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Trump 'khơi' lại thuế kỹ thuật số, sẵn sàng áp thuế trả đũa

Ông Trump yêu cầu khôi phục cuộc điều tra thuế kỹ thuật số và đe dọa sẽ áp thuế trả đũa với các quốc gia đánh thuế công ty của Mỹ.

Ông Trump 'khơi' lại thuế kỹ thuật số, sẵn sàng áp thuế trả đũa - Ảnh 1.

Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 21-2 - Ảnh: REUTERS

Hãng Reuters ngày 22-2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã yêu cầu đại diện thương mại của mình khôi phục các cuộc điều tra, với quyết tâm áp thuế nhập khẩu đối với những nước đánh thuế kỹ thuật số lên các công ty công nghệ Mỹ.

Thuế dịch vụ kỹ thuật số là loại thuế đánh trên doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số như quảng cáo trực tuyến, bán dữ liệu người dùng, hoặc các dịch vụ nền tảng kỹ thuật số.

Mỹ đáp trả thuế kỹ thuật số

Theo thông tin từ một quan chức Nhà Trắng, vị tổng thống 78 tuổi đã yêu cầu chính quyền xem xét các biện pháp đáp trả, như áp thuế, để đối phó với các loại thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST), tiền phạt, cũng như các chính sách mà chính phủ nước ngoài áp dụng lên các công ty Mỹ.

"Tổng thống Trump sẽ không cho phép các quốc gia khác chiếm đoạt nguồn thu thuế của Washington cho lợi ích riêng của họ", người này cho biết.

Bản ghi nhớ yêu cầu Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) khôi phục các cuộc điều tra về thuế dịch vụ kỹ thuật số đã được tiến hành trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, đồng thời điều tra thêm các quốc gia sử dụng loại thuế này để "phân biệt đối xử với các công ty của Mỹ".

Từ lâu, vấn đề đánh thuế kỹ thuật số lên các tập đoàn công nghệ lớn của Washington như Google, Meta, Apple và Amazon đã gây tranh cãi trong thương mại giữa Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện các nước Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Áo và Canada đã đánh thuế trên doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, bao gồm cả các công ty Mỹ, hoạt động trong lãnh thổ của họ.

Ở nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, USTR đã khởi động cuộc điều tra theo mục 301 về các hành vi thương mại không công bằng và phát hiện rằng một số quốc gia trên đã phân biệt đối xử với công ty Mỹ, tạo tiền đề cho Washington áp thuế trả đũa đối với một số mặt hàng nhập khẩu để gây áp lực buộc họ thay đổi chính sách thuế kỹ thuật số đó.

"Những gì họ làm với chúng ta trong lĩnh vực kỹ thuật số thật tệ", ông Trump nói với cánh phóng viên khi ký bản ghi nhớ.

Ngoài ra, ông Trump còn yêu cầu chính quyền Mỹ xem xét liệu các chính sách của Liên minh châu Âu (EU) hoặc Anh có "khuyến khích các công ty Mỹ phát triển hoặc sử dụng công nghệ theo cách làm suy yếu tự do ngôn luận hoặc thúc đẩy kiểm duyệt hay không".

Nhà Trắng cho biết sẽ đặc biệt xem xét cách các công ty Mỹ bị đối xử dưới tác động của Đạo luật thị trường kỹ thuật số và Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của EU.

Ông Trump 'khơi' lại thuế kỹ thuật số, sẵn sàng áp thuế trả đũa - Ảnh 2.

Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google, Meta, Amazon là mục tiêu của nhiều quốc gia khi đánh thuế kỹ thuật số lên Washington - Ảnh: REUTERS

Gặp khó trong đàm phán thuế toàn cầu

Sau khi chính quyền ông Trump khởi động các cuộc điều tra về thuế kỹ thuật số, vào năm 2021, đại diện thương mại của cựu tổng thống Joe Biden, bà Katherine Tai, đã công bố mức thuế 25% đối với hơn 2 tỉ USD hàng nhập khẩu từ sáu quốc gia, nhưng ngay sau đó đã đình chỉ để tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thuế toàn cầu.

Các cuộc đàm phán này dẫn đến việc đề xuất mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%, nhưng Quốc hội Mỹ chưa thông qua. Các cuộc thảo luận về một cơ chế thay thế thuế kỹ thuật số hầu như đã bế tắc và chưa đạt được thỏa thuận.

Ngay ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận thuế toàn cầu với gần 140 quốc gia, khẳng định mức thuế tối thiểu 15% "không có hiệu lực tại Mỹ" và yêu cầu Bộ Tài chính chuẩn bị các biện pháp bảo vệ lợi ích của Mỹ.

Ông Trump không tiết lộ mức thuế trả đũa cụ thể sẽ áp dụng, cũng như giá trị hàng hóa bị ảnh hưởng.

Nhìn chung, quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng không chỉ gây căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, mà còn làm phức tạp thêm bức tranh chính sách kỹ thuật số toàn cầu. 

Nếu các mức thuế trả đũa được áp dụng, căng thẳng thương mại có thể leo thang, ảnh hưởng mạnh đến các công ty công nghệ Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu.

1 tháng khuynh đảo nước Mỹ và thế giới của ông Trump

Ngày 20-2 (giờ Mỹ) đánh dấu tròn một tháng kể từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, mở ra hàng loạt thay đổi trong lòng nước Mỹ và cục diện thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chăn nuôi cần làm gì để phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi?

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần cảnh giác và áp dụng các biện pháp phòng, chống để tránh lây lan rộng.

Người chăn nuôi cần làm gì để phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi?

Vì sao dự án mở rộng quốc lộ 91 qua Cần Thơ tính dư hơn 3.000 tỉ đồng?

Dự án mở rộng 7km quốc lộ 91 đoạn qua TP Cần Thơ dư hơn 3.000 tỉ đồng do chi phí giải phóng mặt bằng giảm so với dự toán trước đó.

Vì sao dự án mở rộng quốc lộ 91 qua Cần Thơ tính dư hơn 3.000 tỉ đồng?

Đồng Tháp mở tuyến xe cố định Cao Lãnh - Mỹ Tho

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa hai phường trung tâm tỉnh Đồng Tháp, tuyến xe cố định Cao Lãnh - Mỹ Tho với cự ly 91km sẽ đưa vào hoạt động từ ngày 18-7.

Đồng Tháp mở tuyến xe cố định Cao Lãnh - Mỹ Tho

Mỏ Kình Ngư Trắng chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên

Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN), thuộc Lô 09-2/09, đã về đích sớm hơn kế hoạch một ngày khi đón dòng dầu thương mại đầu tiên.

Mỏ Kình Ngư Trắng chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Hàng chục hãng kem Mỹ sẽ bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028, theo mục tiêu loại bỏ chất này do Bộ trưởng Y tế Mỹ công bố.

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lỗ thì thôi

Chuyên gia nhận định, phương pháp thu thuế thu nhập cá nhân đối với giao dịch chứng khoán hiện nay tuy có ưu điểm đơn giản, dễ áp dụng nhưng bất cập khi nhà đầu tư lỗ vẫn phải nộp thuế.

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lỗ thì thôi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar