12/11/2024 08:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Trump chọn nhân vật 'diều hâu' với Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia

Nhiều vị trí trong chính quyền sắp tới của ông Trump đang dần được lấp đầy, từ cố vấn an ninh quốc gia cho tới đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Trump chọn nhân vật 'diều hâu' với Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia - Ảnh 1.

Dân biểu Mike Waltz phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa (RNC) ở Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ vào ngày 15-7 năm nay - Ảnh: REUTERS

Tối 11-11 giờ địa phương (sáng 12-11 theo giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn ông Mike Waltz, dân biểu đến từ bang Florida, làm cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền sắp tới của ông. Theo Hãng tin Reuters, ông Waltz "là người chỉ trích Trung Quốc hàng đầu".

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ vừa được ông Trump chọn là ai? - Nguồn video: Rep. Michael Waltz - PBS NEWS

Cố vấn an ninh quốc gia là một vị trí quan trọng và không cần Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Sắp tới ông Waltz sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho ông Trump về các vấn đề an ninh quốc gia quan trọng và phối hợp với nhiều cơ quan khác nhau.

Ông Waltz từng chỉ trích chính quyền Tổng thống Joe Biden vì quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021. Trong khi đó, ông Waltz công khai khen ngợi quan điểm của ông Trump về chính sách đối ngoại.

Theo Hãng tin Reuters, ông Waltz từng phục vụ trong Lực lượng Vệ binh quốc gia. Nghị sĩ này chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cho rằng Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng xảy ra xung đột ở khu vực này.

Trong cuốn sách xuất bản năm nay có tựa đề Sự thật phũ phàng: Suy nghĩ và lãnh đạo như lính mũ nồi xanh, ông Waltz đã vạch ra chiến lược để ngăn chặn chiến tranh với Trung Quốc, bao gồm trang bị vũ khí cho Đài Loan nhanh hơn, trấn an các đồng minh ở Thái Bình Dương, hiện đại hóa máy bay và tàu chiến.

Cũng trong ngày 11-11, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết sẽ bổ nhiệm cựu dân biểu Cộng hòa Lee Zeldin làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ môi trường.

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump khẳng định ông Zeldin sẽ đảm bảo công bằng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến việc bãi bỏ quy định và luật lệ trong vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như đảm bảo nhanh chóng ban hành những quy định theo cách mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Mỹ, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn môi trường cao nhất. Ông Zeldin là người có quan điểm đi ngược lại những hành động nhằm bảo vệ môi trường xanh.

Ông Trump còn công bố chọn nữ dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc sắp tới.

"Tôi vinh dự khi bổ nhiệm Elise Stefanik phục vụ trong nội các của mình với vai trò là Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà Elise là một chiến binh vô cùng mạnh mẽ, cứng rắn và thông minh vì 'Nước Mỹ trên hết'" - ông Trump tuyên bố.

Bà Stefanik (40 tuổi) tốt nghiệp Đại học Harvard, là nghị sĩ đến từ tiểu bang New York và là chủ tịch Hội nghị Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ. Bà là đồng minh trung thành của ông Donald Trump. Trên mạng xã hội X, bà cho biết mình đã chấp nhận việc được ông Trump bổ nhiệm.

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Phát biểu tại bữa tiệc của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc tổ chức ở Thượng Hải ngày 7-11, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong (Xie Feng) nhấn mạnh "không ai là người chiến thắng" trong các cuộc chiến về thuế quan, thương mại hay khoa học - công nghệ.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho rằng những khác biệt giữa hai quốc gia nên trở thành động lực thúc đẩy giao lưu và học hỏi lẫn nhau, thay vì là "cái cớ cho sự từ chối và đối đầu". Ông cũng khẳng định những thành công của mỗi nước là cơ hội để nước kia phát triển hơn.

Sẽ còn rất nhiều vấn đề đáng để theo dõi sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, từ việc chuyển giao quyền lực đến việc ai sẽ góp mặt trong nội các của chính quyền Trump 2.0. Để không bỏ lỡ các thông tin, mời bạn đọc theo dõi trên Tuổi Trẻ Online tại đây.

Tin tức thế giới 12-11: Ông Trump công bố đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc; Ukraine gặp khó tứ bề

Ông Trump chọn nghị sĩ Cộng hòa Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc; Triều Tiên phê chuẩn hiệp ước phòng thủ chung với Nga... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 12-11.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar