19/11/2023 12:06 GMT+7

Ông Tập Cận Bình cảnh báo hiệu ứng cánh bướm, rủi ro chính trị

Một quyển sách mới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu các quan chức cấp cao quản trị rủi ro cẩn thận, bởi một phút bất cẩn có thể gây ra hậu quả lớn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một sự kiện hồi tháng 2-2023 - Ảnh: THX

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một sự kiện hồi tháng 2-2023 - Ảnh: THX

Ông Tập Cận Bình đã chuyển tải thông điệp trên tới các quan chức cấp cao tại một cuộc họp nội bộ vào tháng 2 năm nay.

Tuy nhiên, bài phát biểu này chỉ được công bố vào đầu tháng này trong một cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học Trung ương Đảng phát hành.

Theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 19-11, quyển sách chứa nhiều cảnh báo từ ông Tập. Một trong số đó là các rủi ro và nguy hiểm có mối tương quan, liên kết chặt chẽ và lan truyền nhanh chóng.

"Một chút bất cẩn có thể gây ra hiệu ứng cánh bướm", nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh. Ông giải thích: "Rủi ro nhỏ sẽ trở thành rủi ro lớn, rủi ro riêng sẽ trở thành rủi ro chung và rủi ro kinh tế, xã hội sẽ trở thành rủi ro chính trị".

Trong bài phát biểu, ông Tập cũng yêu cầu các quan chức "sớm xác định rủi ro, hành động nhanh chóng, chỉ huy mặt trận và đưa ra phán đoán ngay lập tức ngay khi chúng phát sinh".

Ông cũng kêu gọi các quan chức nhận thức đầy đủ về những rủi ro, thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt và "dám chiến đấu và chiến đấu tốt". Người đứng đầu Trung Quốc hứa sẽ "hỗ trợ và khuyến khích" những cán bộ đáp ứng được những yêu cầu này.

Mặc dù một số phần của bài phát biểu đã được công khai trước đó, đây là lần đầu tiên những bình luận về hiệu ứng cánh bướm được công khai, theo SCMP.

Bài phát biểu hồi tháng 2 của ông Tập Cận Bình diễn ra một tháng trước khi ông bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch nước thứ ba liên tiếp.

Theo các bài viết trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các quan chức trên cả nước đã được yêu cầu rút kinh nghiệm từ bài phát biểu và áp dụng các chỉ đạo của ông Tập vào thực tế.

Trong những năm gần đây, ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải cảnh giác, kêu gọi các quan chức tiến hành "đấu tranh lớn" và chuẩn bị cho những tình huống "xấu nhất".

Nga lập trung tâm nghiên cứu tư tưởng Tập Cận Bình

Trung tâm nghiên cứu tư tưởng Tập Cận Bình không chỉ giúp Nga hiểu rõ hơn về "Trung Quốc hiện đại", mà còn phản ánh sự thay đổi góc nhìn của giới học giả Nga về phương Tây và Trung Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 20-5, Quốc hội Hungary chính thức thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nhằm phản đối sự "chính trị hóa" của tổ chức này.

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng Youtube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Tổng thống Mỹ chia sẻ vừa có cuộc điện đàm thành công với "một quý ông dễ mến tên là Vladimir Putin" và việc đàm phán hòa bình đang có nhiều tiến triển tốt.

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Trung Quốc tiếp tục siết chính sách mua sắm công với yêu cầu các cơ quan nhà nước ưu tiên mua xe điện nội địa, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh và hỗ trợ ngành EV giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nước.

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar