29/12/2023 17:50 GMT+7

Ông Tập Cận Bình: Bắc Kinh sẽ 'tập hợp đa số áp đảo' trên trường quốc tế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu ngành ngoại giao thể hiện tinh thần chiến đấu để thúc đẩy tầm ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị trung ương về công tác đối ngoại ở Bắc Kinh ngày 28-12 - Ảnh: THX

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị trung ương về công tác đối ngoại ở Bắc Kinh ngày 28-12 - Ảnh: THX

Tại Hội nghị trung ương về công tác đối ngoại kết thúc ngày 28-12, ông Tập kêu gọi các nhà ngoại giao và cán bộ Trung Quốc nỗ lực đột phá, thể hiện tinh thần chiến đấu và thu hút sự ủng hộ của đa số trên trường quốc tế.

Trung Quốc đang trỗi dậy

Cuộc họp kín, được tổ chức gần nhất vào năm 2018, có sự tham gia của các thành viên Bộ Chính trị, các quan chức và nhà ngoại giao cấp cao, cũng như hàng chục đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài.

Các chuyên gia tin rằng thời điểm diễn ra cuộc họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn về kinh tế xã hội trong nước cũng như phản đối ngày càng tăng của quốc tế.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp, ông Tập ca ngợi Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu có trách nhiệm đang trỗi dậy kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012. Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, nước này đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức trong công tác đối ngoại thập kỷ qua.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về sóng to gió lớn phía trước vì thế giới đã "bước vào một thời kỳ hỗn loạn và biến đổi mới", ám chỉ về sự đối đầu giữa Bắc Kinh với Mỹ và các đồng minh về những khác biệt về ý thức hệ và địa chính trị.

"Chúng ta đã thể hiện những đặc điểm, phong cách và đặc tính riêng biệt của Trung Quốc trong chính sách ngoại giao, đồng thời thiết lập hình ảnh một quốc gia lớn tự tin, tự chủ, cởi mở và toàn diện với tầm nhìn toàn cầu", Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập mô tả.

Ông Tập cũng ca ngợi sáng kiến "Vành đai và con đường" là nền tảng hợp tác quốc tế rộng rãi nhất và lớn nhất thế giới, và Bắc Kinh đã dẫn đường trong việc cải cách hệ thống và trật tự quốc tế. 

 Ông Tập, nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thế hệ, cũng khẳng định "tổ quốc phải và chắc chắn sẽ được thống nhất", chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử lãnh đạo ở Đài Loan.

Nắm bắt cơ hội

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại bang California vào tháng 11-2023 - Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại bang California vào tháng 11-2023 - Ảnh: AFP

Trước những thách thức chưa từng có trong và ngoài nước, ông Tập tin rằng Trung Quốc vẫn có những cơ hội chiến lược mới và ngoại giao của Trung Quốc sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Bắc Kinh sẽ nâng tầm ảnh hưởng và sức mạnh của mình để định hình một thế giới đang thay đổi nhanh chóng bằng cách tăng cường quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với các vấn đề đối ngoại.

"Chúng ta sẽ khám phá những biên giới mới trong lý thuyết và thực tiễn ngoại giao của Trung Quốc, thúc đẩy những động lực mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới, đồng thời nâng cao ảnh hưởng, sức hấp dẫn và sức mạnh quốc tế của Trung Quốc để định hình các sự kiện lên một tầm cao mới", ông Tập nói.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ "tập hợp đa số áp đảo" trên thế giới, phát huy tinh thần chiến đấu, bác bỏ "mọi hành vi quyền lực chính trị và bắt nạt".

"Một thế giới đa cực bình đẳng và trật tự là một thế giới trong đó tất cả các nước, bất kể quy mô, đều được đối xử bình đẳng, chủ nghĩa bá quyền và chính trị quyền lực đều bị bác bỏ và nền dân chủ thực sự được phát huy trong quan hệ quốc tế", ông Tập nhấn mạnh. 

Trong đó, ông chỉ trích chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư toàn cầu.

Theo nhà phân tích Su Hao của Trung Quốc, Bắc Kinh đang đứng trước cơ hội lãnh đạo khu vực nam bán cầu giữa lúc thế giới đang bất ổn vì xung đột Nga - Ukraine và Israel - Hamas.

Hội nghị trung ương về công tác đối ngoại đã được tổ chức ba lần vào các năm 2006, 2014 và 2018.

"Hội nghị đã tóm tắt những thành tựu ngoại giao của ông Tập Cận Bình trong thập kỷ qua và chỉ ra những ưu tiên mới của ngoại giao Trung Quốc trong tương lai", bà Yun Sun, đồng giám đốc chương trình Đông Á và giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, nhận định.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng cần thêm thời gian để nhìn thấy rõ những thay đổi trong định hướng đối ngoại của Bắc Kinh trong thời gian tới.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Mỹ gay gắt

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc Bắc Kinh đầu tư hàng tỉ USD hằng năm vào các nỗ lực thao túng thông tin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar