07/03/2014 21:07 GMT+7

Ông Satoshi Nakamoto: "Tôi không phải cha đẻ Bitcoin"

PHẠM HỒNG PHƯỚC
PHẠM HỒNG PHƯỚC

TTO - Trong khi Tạp chí Mỹ Newsweek vừa khẳng định đã tìm thấy ông Satoshi Nakamoto, người sáng lập bí ẩn của loại tiền ảo Bitcoin thì ông Nakamoto trả lời phỏng vấn AP bác bỏ việc này.

Phóng to
Ông Satoshi Nakamoto đang lắng nghe những câu hỏi trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin AP tại Los Angeles ngày 6-3-2014 - Ảnh: AP/Damian Dovarganes

Hãng tin Mỹ AP ngày 7-3 cho biết, sau khi tuần báo Mỹ Newsweek (trên số phát hành ngày 6-3-2014) đăng chuyên đề độc quyền khẳng định đã tìm gặp "cha đẻ" của đồng tiền ảo Bitcoin là ông Satoshi Nakamoto, người đàn ông Mỹ gốc Nhật 64 tuổi đang sống tại Temple City (bang California - Mỹ), thì ông Nakamoto đã dành cho phóng viên AP một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền dài 2 tiếng đồng hồ.

Ông Nakamoto bác bỏ việc Newsweek nói ông là người đứng đằng sau đồng tiền ảo nổi tiếng toàn cầu này. Ông cho biết mình chưa hề nghe nói tới Bitcoin cho tới khi con trai ông được một nhà báo của tờ Newsweek liên lạc cách đây 3 tuần.

Ông xác nhận ngoại trừ chuyện về Bitcoin còn nhiều chi tiết khác trên tờ Newsweek là chính xác. Tuy nhiên ông phàn nàn rằng việc tờ báo công khai ngày sinh và đăng hình chụp nhà của ông là vi phạm chuyện riêng tư.

Ngay sau khi Newsweek đưa bài này lên website của mình sáng sớm 6-3, nhà của ông đã bị "dội bom" bởi vô số cú điện thoại. Tới trưa, hàng chục phóng viên chờ sẵn bên ngoài ngôi nhà hai tầng của ông. Liệu bề trốn không được, sau buổi trưa, ông xuất hiện với yêu cầu: chỉ nói chuyện với một nhà báo và phải bao ông một bữa ăn trưa. Và người may mắn là phóng viên Ryan Nakashima chuyên viết về kinh doanh của hãng tin AP.

Trong chuyến đi bằng xe và sau đó là trong bữa ăn trưa món sushi tại văn phòng AP ở trung tâm Los Angeles, Nakamoto đã nói nhiều về cuộc đời, sự nghiệp và gia đình ông.

Ông cũng đề cập tới việc Newsweek khăng khăng nói ông đã "thừa nhận ngầm" mình là cha đẻ của Bitcoin khi nói với phóng viên trên bậc thềm nhà mình trước 2 viên cảnh sát: "Tôi không còn liên can vào nữa và tôi không thể trao đổi về nó". Ông phân bua là mình sinh ra tại Beppu (Nhật Bản), tới Mỹ năm 1959, nói được 2 hai thứ tiếng Anh và Nhật, nhưng tiếng Anh không trôi chảy lắm. Có lẽ vì thế nên bị ngộ nhận.

Ông trả lời hãng AP là mình không nói như lời Newsweek trích dẫn. "Tôi nói là mình không còn làm trong ngành kỹ thuật nữa. Nó là như vậy". Rồi ông nói thêm: "Ngay cả cho dù tôi có tham gia, thì khi mình được thuê, mình phải ký hợp đồng không được tiết lộ bất cứ việc gì mình đã làm trong thời gian làm việc và sau khi nghỉ làm. Vì thế, đó là điều tôi muốn ngụ ý."

Nữ nhà báo Leah McGrath Goodman trước đây là phóng viên tự do nay là cây bút cao cấp của Newsweek đã mất 2 tháng tìm kiếm tư liệu cho câu chuyện này. Chị khẳng định với hãng tin AP: "Tôi hoàn toàn bảo vệ cuộc trao đổi của mình với ông Nakamoto. Đã không có sự rối rắm nào về nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi và sự hiểu biết của ông ấy về sự tham gia của ông vào Bitcoin."

Phóng viên AP cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn với mình, ông Nakamoto đã nhiều lần đọc lầm từ Bitcoin thành "bitcom" và coi nó như là tên một công ty.

Khi được cho coi một dự án gốc về Bitcoin mà Newsweek nhắc tới trong bài, ông Nakamoto khẳng định mình không viết nó, và nói rằng địa chỉ e-mail trong tài liệu đó không phải của ông. "Peer-to-peer (ngang hàng, đồng đẳng) có thể là bất cứ cái gì. Đó chỉ là một vấn đề địa chỉ. Cái quái quỷ gì thế? Nó không gây cho tôi chút cảm giác gì."

Khi được hỏi về mặt kỹ thuật, ông có đủ khả năng thực hiện ý tưởng bitcoin không? Nakamoto phản ứng: "Khả năng ư? Có, nhưng bất cứ nhà lập trình nào cũng có thể làm được điều đó."

Công việc gần đây nhất của Nakamoto làm trong một hệ thống tài chính là một dự án cho ngân hàng Citibank với một công ty gọi là Quotron. Dự án này cung cấp giá cổ phiếu theo thời gian thực cho các hãng chứng khoán. Ông cho biết mình làm ở lĩnh vực phần mềm suốt 4 năm, kể từ năm 1987.

Ông Nakamoto giải thích ông không nói gì về công việc của mình vì trong nhiều trường hợp, công việc của ông là bí mật. Như khi vào làm cho hãng máy bay Hughes khoảng năm 1973, ông làm việc về các hệ thống tên lửa cho Hải quân và Không quân Mỹ. Việc được một nhà thầu quân sự Mỹ thuê là nguyên nhân chính để ông nhập quốc tịch Mỹ.

Lúc đó, ông quyết định đổi tên mình, thêm chữ Dorian Prentice vào tên Nhật Satoshi Nakamoto, một phần cho nó nghe có vẻ Tây hơn. Theo ông, chữ Dorian có nghĩa là một người giản dị và Prentice là chỉ lòng ham thích học hỏi của ông.

Cuối cuộc phỏng vấn của AP ngày 6-3, ông Nakamoto thốt lên: "Cái sự ồn ào truyền thông này còn kéo dài tới chừng nào đây?"

Bìa tạp chí Newsweek đề ngày 14-3-2014 (phát hành trước 1 tuần) về cha đẻ của Bitcoin

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar