23/10/2022 16:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Nguyễn Lân Hiếu: Thay sách giáo khoa mới đến năm thứ 4 vẫn còn lúng túng, hạn chế

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng mục tiêu tích hợp các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới nghe rất hay, phù hợp với xu hướng chung thế giới nhưng thực tế triển khai có rất nhiều bất cập, khó khăn với trường, giáo viên.

Ông Nguyễn Lân Hiếu: Thay sách giáo khoa mới đến năm thứ 4 vẫn còn lúng túng, hạn chế - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: Q.H

Nêu ý kiến thảo luận tại tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày 22-10, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) đã đề cập đến nhiều vấn đề của ngành giáo dục.

Ông nói chương trình giáo dục phổ thông mới đến nay đã thay sách giáo khoa đến năm thứ 4 và năm nay thẩm định sách giáo khoa mới của lớp 4, 8, 11. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều lúng túng, hạn chế trong ứng dụng sách giáo khoa mới.

Ông dẫn chứng hiện nay đang tiến hành tích hợp các môn khoa học tự nhiên gồm vật lý, hóa học, sinh học và một quyển sách giáo khoa lại chia thành ba thành phần cứng rất cơ học.

"Mục tiêu nghe rất hay, phù hợp với xu hướng chung thế giới nhưng thực tế triển khai có rất nhiều bất cập, khó khăn với nhà trường, giáo viên", đại biểu Lân Hiếu nói.

Ông nêu thêm với môn khoa học tự nhiên, có ba phương thức dạy học. Phương thức 1 là dạy song song môn vật lý 1 tiết/tuần, hóa học 1 tiết/tuần và sinh học 2 tiết/tuần đối với lớp 6, lớp 7. Việc dạy song song như vậy không bảo đảm được mạch kiến thức và không có ý nghĩa trong việc tích hợp, vẫn như cũ.

Phương thức thứ 2 là dạy theo tuyến tính, tức chủ đề sinh học thì giáo viên sinh học dạy, chủ đề vật lý do giáo viên vật lý dạy, chủ đề hóa học do giáo viên hóa học dạy, với thời lượng tổng cộng 4 tiết/tuần.

Phương thức này đảm bảo mạch kiến thức nhưng thời khóa biểu của trường thay đổi liên tục nên giáo viên rất lúng túng trong việc bố trí, gây rối cho việc tổ chức, thực hiện. Hầu như rất ít trường có thể thực hiện được.

Phương thức thứ 3 là phân công một giáo viên đã có chứng chỉ giảng dạy cả ba môn. Việc này thuận lợi cho nhà trường, giáo viên dễ chấm nhưng bất cập là không có giáo viên nào trong thời gian rất ngắn có thể đảm bảo đủ kiến thức ba môn để dạy cho học sinh.

"Vì vậy cả ba phương thức này đều rất rối khiến giáo viên quá tải, thiệt thòi cho học sinh. Học xong các chủ đề hóa học đầu lớp 7 trong năm tuần rồi không học nữa, đến lớp 8 mới học tiếp tục. Như vậy làm sao học sinh có thể học liền mạch, nhớ được và không thể so sánh, tốt hơn cách học ngày xưa", ông Hiếu nêu.

Từ thực tế này, ông Hiếu đặt ra câu hỏi về quy trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 liệu đã đúng và đã thực hiện đủ mẫu để đánh giá đầy đủ các tác động, lệ lụy của chương trình.

"Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà chúng ta chạy theo cách này, chạy theo các "deadline" để làm một cách không thận trọng dễ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ học sinh. Mỗi năm học mới có 1,5 - 2 triệu học sinh vào lớp 1, tương ứng với từng ấy gia đình. Chỉ cần một sự không cẩn trọng sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới toàn thể xã hội", ông Hiếu nói thêm.

Ông cũng chỉ ra nhiều vấn đề khác cần gấp rút điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện như trang thiết bị trường học, giáo viên dạy các môn tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc - tưởng dễ tìm nhưng vì yêu cầu có bằng sư phạm nên không đủ giáo viên đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, với mức lương thấp như hiện nay khó có thể tuyển được những giáo viên chất lượng, bảo đảm cho việc học theo chương trình mới một cách toàn thể, đào tạo học sinh toàn diện.

Một vấn đề khác được ông Hiếu đặt ra là việc mua sắm đấu thầu tập trung đã gây không ít khó khăn trong mua sắm cho các trường... 

Bước sang năm 2023, ông Hiếu đề nghị có những thay đổi tích cực để giáo dục ổn định, phát triển.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Cần tuyên bố kết thúc giai đoạn đại dịch COVID-19

TTO - Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng: "Chúng ta cần phải kết thúc để chuyển sang giai đoạn phòng, chống dịch khác. Trong thực tế chúng ta đã giảm mức độ phòng dịch, thậm chí nhiều nơi đã coi như hết dịch".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar