14/05/2019 09:05 GMT+7

Ông Duterte mạnh tay hơn với ma túy?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Ngày 13-5, 61 triệu người dân Philippines đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ, được đánh giá như cuộc trưng cầu ý dân về cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Ông Duterte mạnh tay hơn với ma túy? - Ảnh 1.

Cử tri đi bỏ phiếu ở thành phố Marawi, tỉnh Lanao Del Sur, ngày 13-5 - Ảnh: Reuters

Quan trọng nhất, cuộc lần này là cuộc chạy đua giành một nửa trong tổng số 24 ghế thượng viện. Số ghế trong hạ viện, bầu lại toàn bộ trong đợt này, sẽ được phân bổ theo số phiếu bầu.

Trong báo cáo tổng kết hồi tháng 1-2019, chiến dịch chống tội phạm của ông giúp tỉ lệ tội phạm giảm mạnh nhưng đã giết hơn 4.000 người.

"Tôi ủng hộ chương trình của ứng viên mà ông Duterte ủng hộ, bao gồm chiến dịch chống . Nhưng tôi hi vọng sẽ chấm dứt đổ máu" - cử tri Myrna Cruz, 51 tuổi, nói thay lời nhiều cử tri ở .

Dù kết quả cuộc bầu cử quốc hội sẽ được công bố từ ngày 17-5, nhưng các cuộc thăm dò độc lập trên toàn quốc trước đó cho thấy ông Duterte sẽ giành chiến thắng tại thượng viện, trong khi một số dự đoán ông sẽ nắm 3/4 thượng viện sau cuộc bầu cử.

Kiểm soát thượng viện sẽ củng cố thế mạnh pháp lý đối với đề xuất chống tội phạm và kế hoạch soạn thảo lại hiến pháp của ông.

Ông Duterte mạnh tay hơn với ma túy? - Ảnh 2.

Vị tổng thống 74 tuổi đang muốn đưa hình phạt tử hình trở lại cho các tội liên quan đến ma túy, dù cuộc đàn áp ma túy đã giết hàng ngàn nghi phạm và người sử dụng ma túy.

Án tử hình từng được Manila hủy bỏ và áp dụng trở lại nhiều lần kể từ năm 1987. Khuynh hướng cứng rắn đối với tội phạm, bao gồm giảm tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 15 xuống 12, là chìa khóa cho chiến thắng bầu cử vang dội của ông năm 2016.

"Phe đối lập cảm thấy kinh hoàng trước các đề xuất trên và đường hướng của đất nước. Nếu họ đạt kết quả tệ trong cuộc bầu cử, ông Duterte sẽ giành toàn quyền kiểm soát quốc hội và có thể thông qua bất cứ đạo luật nào ông ấy muốn" - cây viết Howard Johnson của BBC tại Manila bình luận.

TTO - Ngày 13-5, người dân Philippines đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ, được đánh giá như cuộc trưng cầu ý dân về cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte và phong cách lãnh đạo gây tranh cãi của ông.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar