17/08/2012 06:30 GMT+7

"Ông chủ và đầy tớ" ở sân golf

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TT - Mấy ngày nay, cư dân mạng bàn luận khá nhiều về cô caddy tội nghiệp bị khách chơi golf đạp ngất xỉu phải cấp cứu. Nhiều người không hiểu vì sao một chuyên viên văn phòng Quốc hội lại có cách hành xử côn đồ như vậy.

Phóng to
Caddy lúc nào cũng phải đi cùng khách chơi golf để phục vụ mọi yêu cầu từ che dù, đưa gậy, đưa nước... - Ảnh: Vũ Thủy

Bản thân tôi cũng từng có thời gian làm caddy, phục vụ khách trong sân golf, tôi cảm nhận và rất chia sẻ với những cảm giác mà cô caddy tội nghiệp kia phải trải qua. Trong thế giới ở sân golf, không ít khách chơi golf tự cho mình cái quyền của những ông chủ, đối xử với caddy như đầy tớ. Trong số họ không ít người là doanh nhân thành đạt, là những người có địa vị ngoài xã hội. Ở ngoài đời, trong công việc không biết họ hành xử ra sao, nhưng khi cầm cây gậy golf họ cho mình cái quyền buông thả, hành xử thiếu văn hóa với những người phục vụ họ trong suốt cuộc chơi.

Làm caddy, ngày nào tôi cũng kéo bao gậy nặng trịch trên sân golf giữa trưa nắng hay giữa cơn mưa ướt át mệt nhoài, nghe mắng chửi xối xả và chứng kiến không ít những pha quăng gậy bực tức mà nếu chẳng may cây gậy ấy trúng vào người thì chắc chắn phải đi cấp cứu. Có cô caddy bị khách ném cát vào mặt, cát dính cả vào mắt mũi tèm nhem chỉ biết lầm lũi xoa mặt. Nhưng hung bạo như vị khách nọ thì không thể chấp nhận được.

Nghề caddy của cô gái trẻ tên Tuyết vốn dĩ đã là một công việc vất vả mà có lẽ hợp với sức của nam giới hơn. Một nam caddy đã thôi việc bảo rằng nghề này kiếm ra tiền, tháng 6-7 triệu đồng mà chẳng cần bằng cấp, quá tốt với anh nhưng nhục lắm. Cả buổi lếch thếch kéo bao gậy nặng chạy theo khách, rót nước, đưa khăn, lau gậy... mà nhiều khi bị mắng chửi, quát tháo chẳng ra gì. Cô caddy kéo bao gậy suốt quãng đường 6-7 cây số đã đáng thương lắm rồi nhưng áp lực tinh thần, căng thẳng khi bị khách la mắng, đổ lỗi khi đánh hỏng còn khó khăn hơn nhiều lần. Và giờ là bị đạp đến xỉu.

Hành động ngăn cản không cho ông khách đánh vì tốp đi trước cách họ không đầy 200m của cô caddy chẳng có gì là sai. Lực bay của một trái banh golf nếu trúng vào người rất nguy hiểm, có thể gây chấn thương. Cô lo cho sự an toàn của người khác nên ngăn cản. Còn vị khách nọ, chẳng lẽ không ý thức được điều đó khi đánh hỏng lại ra tay đánh phụ nữ.

Khi còn làm caddy, kết thúc mỗi lượt kéo gậy về lại khu nghỉ ngơi dành cho caddy, không lúc nào tôi không nghe caddy phàn nàn, than thở về khách. Trên sân các cô không nói lại, không được phản kháng nên mọi dồn nén phải chờ hết ca mới xả ra với các đồng nghiệp cho đỡ uất ức. Nhưng ít ra các cô còn có khả năng kiềm chế, có cách hành xử văn hóa hơn khối ông khách đạo mạo. Máu ăn thua đã bốc lên thì không ít ông khách không còn ý thức kiềm chế, nóng nảy, văng tục, mắng nhiếc caddy. Ấy vậy mà có một khách chơi golf từng tâm sự với tôi rằng giới doanh nhân họ chơi golf một phần để rèn luyện sự kiên nhẫn. Thực tế, không ít những người lại thể hiện điều ngược lại trên sân golf. Thua thì cay cú và cay cú đến mức không làm chủ được cả cách hành xử của họ.

Gọi điện cho cô caddy đã từng làm việc chung tổ ngày trước, chưa kịp hỏi gì cô đã hỏi tôi có nghe chuyện “caddy bị đánh ngất xỉu ở sân golf Đại Lải không”. Cô bảo đọc xong thấy sợ quá. Bình thường khách nóng nảy, cục tính, mắng mỏ thậm tệ cô cũng biết, nhưng mất bình tĩnh như vị khách này thì sợ thật. Cô lo sợ không biết có lúc nào các vị khách của cô cũng không kiềm chế và cô cũng sẽ bị hành hung như cô gái trên. Nhưng cuối cùng cô dịu lại: “Chắc lúc đó ổng nhập vào golf quá. Người ta đã xin lỗi và bồi thường thì cũng bỏ qua cho người ta đi”.

Có lẽ các “ông chủ” trên sân golf còn phải học nhiều ở những người “đầy tớ” phục vụ cho những cuộc chơi sang trọng.

Caddy bị đạp chuyển viện điều trị

Ngày 16-8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc, nơi chị Phạm Thị Tuyết - caddy Câu lạc bộ Golf Star Đại Lải - điều trị từ sau khi bị khách chơi golf đạp hôm 12-8, cho biết bệnh nhân Tuyết vừa xin chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, cách đó khoảng 150km để điều trị và có người chăm sóc. Thời điểm chuyển viện, chị Tuyết có một vết bầm ở đùi (vị trí bị đánh) nhưng đã có thể tự đi tập tễnh tốc độ chậm, còn tiếp tục phải điều trị.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin khách chơi golf Trần Hải Lê thường nóng nảy và từng bất hòa với caddy phục vụ tại sân golf Đại Lải, chị Tuyết xác nhận điều này và nói khi công ty phân công phục vụ khách Trần Hải Lê chị vẫn sẵn sàng và sau đó có vụ việc chị bị đánh chiều 12-8.

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar