13/12/2023 09:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Biden hạ mức độ cam kết với Ukraine

Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ sát cánh cùng Kiev "chừng nào còn có thể", trong buổi họp báo chung với người đồng cấp Ukraine tại thủ đô Washington.

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12-12 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12-12 - Ảnh: REUTERS


Theo Đài CNN, chiều 12-12 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp báo chung với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng.

Đứng cạnh ông Zelensky, ông Biden tuyên bố: "Tôi sẽ không quay lưng với Ukraine và người dân Mỹ cũng sẽ như vậy".

Nước Mỹ không quay lưng với Ukraine ra sao?

Tổng thống Mỹ khẳng định Washington sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và trang bị quan trọng cho Ukraine "chừng nào còn có thể", trong đó có khoản viện trợ trị giá 200 triệu USD ông vừa phê duyệt.

Khoản viện trợ trên được chi thông qua Quyền rút vốn của tổng thống (Presidential Drawdown Authority - PDA). Quyền này cho phép ông Biden lấy trực tiếp khí tài từ quân đội Mỹ gửi cho Ukraine mà không cần sự phê chuẩn của Quốc hội.

Tuyên bố trên của ông Biden phản ánh phần nào sự chuyển hướng trong thái độ của Chính phủ Mỹ với Kiev. Trước đây, ông Biden từng quả quyết khẳng định sẽ hỗ trợ Ukraine "bằng bất kỳ giá nào".

Sự thay đổi này có thể cho thấy cái nhìn thực dụng hơn của tổng thống Mỹ về những khoản viện trợ tương lai cho Ukraine.

Điều này được cho là cần thiết trong bối cảnh khả năng Quốc hội Mỹ thông qua đề xuất ngân sách viện trợ hơn 60 tỉ USD cho Kiev của ông Biden trước dịp nghỉ lễ cuối năm ngày càng hẹp dần.

Xa hơn nữa, các khoản viện trợ an ninh tương lai đối với Kiev có thể sẽ mất dần khi viễn cảnh cựu tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng dần hiện rõ, khi ông Biden ngày càng mất sự ủng hộ của dân chúng.

"Nếu không được cấp thêm nguồn lực, chúng ta sẽ mất khả năng giúp Ukraine đáp ứng các nhu cầu vận hành cấp bách của họ. [Tổng thống Nga Vladimir] Putin mong đợi Mỹ không thể cung cấp viện trợ cho Ukraine. Chúng ta phải chứng minh ông ta đã sai", người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định.

Hồi cuối tháng 10, ông Biden đã yêu cầu Quốc hội thông qua khoản ngân sách trị giá hơn 60 tỉ USD, gấp nhiều lần giá trị khoản viện trợ vừa được ông Biden công bố nêu trên. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được Điện Capitol chấp thuận.

Ông Zelensky hội đàm cùng ông Biden tại phòng Bầu dục ngày 12-12 - Ảnh: REUTERS

Ông Zelensky hội đàm cùng ông Biden tại phòng Bầu dục ngày 12-12 - Ảnh: REUTERS

Ông Zelensky hồ hởi, Quốc hội Mỹ vẫn lạnh nhạt

Về phần mình, ông Zelensky thể hiện sự lạc quan rằng các khoản viện trợ mới của Washington sẽ sớm được thông qua. Ngay trước buổi họp báo, tổng thống Ukraine đã có buổi trao đổi với nhiều thành viên chủ chốt của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ.

"Tôi đã nhận được các tín hiệu trên mức khả quan. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi cần tách bạch giữa lời nói và kết quả cụ thể. Do đó, chúng tôi mong đợi kết quả cụ thể", ông Zelensky cho biết.

Tổng thống Ukraine cũng khẳng định Kiev đang ngày càng tiến xa trong việc tự trang bị cho quân đội mình và phụ thuộc ít hơn vào viện trợ bên ngoài.

Đồng thời, ông vẫn nhấn mạnh thành công của Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga sẽ có tác động đến các quốc gia châu Âu khác.

Ông Zelensky tuyên bố: "Nhờ vào thành công của Ukraine trong việc bảo vệ đất nước, các nước châu Âu khác cũng sẽ an toàn khỏi sự hung hăng của Nga".

Tuy nhiên, trái với sự lạc quan của ông Zelensky, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson vẫn thể hiện rõ quan điểm chưa muốn thông qua ngân sách viện trợ mới cho Kiev.

Ông Johnson phát biểu sau cuộc gặp nguyên thủ Ukraine: "Điều mà chính quyền ông Biden đang yêu cầu là hàng tỉ USD mà không có biện pháp giám sát phù hợp, không chiến lược giành chiến thắng rõ ràng và không một lời giải đáp mà tôi nghĩ người dân Mỹ xứng đáng nhận được".

Nhiều thành viên Đảng Cộng hòa khác, đặc biệt những người thân thiết với cựu tổng thống Donald Trump, cũng tỏ rõ thái độ phản đối việc viện trợ thêm cho Ukraine. Những người này cho rằng các khoản ngân sách Nhà Trắng yêu cầu nên được phân bổ cho chính sách nhập cư.

"Tôi biết mọi người đều muốn Ukraine thắng, nhưng tôi lại không thấy điều đó khả thi", thượng nghị sĩ Ron Johnson nhận xét.

Ông Zelensky gặp ông Biden, nghị sĩ Mỹ nói Ukraine phải nhường đất để chấm dứt chiến sự

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 12-12.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar