13/01/2024 09:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Biden đánh cược bầu cử với cuộc tấn công Houthi

Vụ tấn công Houthi ở Yemen sẽ củng cố hình ảnh chính quyền của ông Biden trước cuộc so găng vào cuối năm, nhưng cũng có nguy cơ làm xung đột Trung Đông lan rộng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đối mặt với nhiều chê trách trước cuộc bầu cử vào cuối năm nay - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden đối mặt với nhiều chê trách trước cuộc bầu cử vào cuối năm nay - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tìm cách cân bằng giữa lợi ích và rủi ro chính trị sau khi tiến hành các cuộc không kích vào Yemen để răn đe phiến quân Houthi, ngay giữa lúc chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang tăng tốc.

Vị tổng thống 81 tuổi của Đảng Dân chủ hy vọng các cuộc tấn công vào phiến quân Houthi sẽ tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ cho chính quyền của ông, trước sự chỉ trích của Đảng Cộng hòa do cựu tổng thống Donald Trump lãnh đạo.

Rủi ro của việc không đánh Houthi

Nhưng ngược lại, nó cũng có nguy cơ leo thang tình hình căng thẳng ở Trung Đông sau khi nổ ra xung đột Israel-Hamas vào đầu tháng 10-2023, gây áp lực lên lời hứa của ông Biden sẽ rút Mỹ khỏi "các cuộc chiến bất tận" tại khu vực này.

Ngay sau cuộc tấn công, ông Biden vẫn cứng rắn khi tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công Houthi nếu nhóm này không ngừng quấy nhiễu tàu thuyền ở Biển Đỏ. "Chúng tôi đảm bảo sẽ đáp trả nếu Houthi tiếp tục hành vi thái quá này cùng với các đồng minh của chúng tôi", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Biden nói trong chuyến đi vận động tranh cử ở bang chiến trường Pennsylvania.

"Tôi không nghĩ các cuộc tấn công Houthi sẽ giúp ích hay gây tổn hại về mặt chính trị cho ông Joe Biden, miễn là chúng vẫn ở mức hạn chế. Ông Biden không muốn bị kéo vào một cuộc xung đột khác ở Trung Đông và nhiều người tiền nhiệm của ông ấy cũng vậy. Nhưng nếu ông ấy không làm gì, uy tín của Mỹ sẽ bị thách thức", ông Garret Martin, giảng viên tại Đại học American ở Washington, nói với Hãng tin AFP.

Với việc quân đội Mỹ ở Syria và Iraq liên tục bị các lực lượng ủy nhiệm của Iran tấn công, việc không hành động chống lại Houthi có thể phát đi tín hiệu xấu. Nhưng một vấn đề lớn hơn là vị trí nút thắt kinh tế toàn cầu của Biển Đỏ.

Các cuộc tấn công liên tục của Houthi có thể khiến giá thực phẩm và xăng dầu tăng vọt đối với người tiêu dùng Mỹ vào thời điểm quan trọng nhất của cuộc bầu cử. "Đây là năm bầu cử, không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Biden đặc biệt lo lắng về chủ đề này", ông Martin nói.

Ủng hộ và phản đối

Cuộc tấn công Houthi ở Yemen có nguy cơ làm bùng nổ xung đột ở Trung Đông - Ảnh: AFP

Cuộc tấn công Houthi ở Yemen có nguy cơ làm bùng nổ xung đột ở Trung Đông - Ảnh: AFP

Nhiều đảng viên Cộng hòa đã ủng hộ các cuộc tấn công Houthi ở Yemen. "Mỹ phải luôn thể hiện sức mạnh, đặc biệt là trong những thời điểm nguy hiểm này", Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson viết trên mạng xã hội X.

Tuy nhiên, lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, ông Trump, đã lấy cuộc tấn công để chỉ trích chính quyền ông Biden "thả bom khắp Trung Đông, một lần nữa", cũng như vụ rút quân đầy hỗn loạn khỏi Afghanistan năm 2021.

Ông Biden cũng phải đối mặt với sự phản đối từ phe cánh tả trong Đảng Dân chủ, vốn cũng phản đối việc ông ủng hộ cuộc tấn công Gaza của Israel. Bà Rashida Tlaib, người Mỹ gốc Palestine duy nhất tại Quốc hội Mỹ, cáo buộc ông Biden vi phạm Hiến pháp Mỹ khi thực hiện các cuộc không kích vào nhóm Houthi ở Yemen mà không có sự chấp thuận của Quốc hội. "Người dân Mỹ đã mệt mỏi với chiến tranh bất tận", bà Tlaib nói.

Các cuộc tấn công ở Yemen cũng diễn ra một ngày sau khi các ứng viên của Đảng Cộng hòa là Nikki Haley và Ron DeSantis đã chê ông Biden là yếu kém về chính sách đối ngoại. Bà Haley cho rằng ông Biden "chậm" trong việc đối phó với Iran và Houthi, trong khi ông DeSantis cáo buộc ông Biden đã "ngăn cản" chiến dịch quân sự của Israel chống lại Hamas. Đảng Cộng hòa nhắm vào độ tuổi của Biden, tổng thống lớn tuổi nhất từ trước đến nay của nước Mỹ.

Một yếu tố bất lợi nữa là việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin giấu việc nhập viện để điều trị ung thư với ông Biden trong khi cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ ngày càng gia tăng, khiến ông bị chỉ trích không thể kiểm soát được chính quyền của mình.

Tin tức thế giới 13-1: Tổng thống Mỹ gọi Houthi là 'khủng bố'; Houthi lại phóng tên lửa

Mỹ tin đã làm suy giảm năng lực của Houthi, sẽ tiếp tục tấn công để bảo vệ Biển Đỏ; Chưa rõ khi nào bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xuất viện; Anh công bố gói hỗ trợ khủng cho Ukraine; Đài Loan bỏ phiếu bầu lãnh đạo... là những tin tức thế giới đáng chú ý.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar