25/06/2022 09:30 GMT+7

Ong bắp cày sát thủ lại ‘gõ cửa’ đe dọa rừng thông ở Mỹ

CHẤN PHONG
CHẤN PHONG

TTO - Các rừng thông ở Mỹ đang là nơi sinh sản của một loài ong bắp cày sát thủ có tên Sirex noctilio. Theo các nhà khoa học, dịch nhầy của loài ong này có thể ngay lập tức giết chết các loài thực vật nếu không may dính phải.

Đoạn clip giới thiệu về loài ong bắp cày Sirex - Video: DISCOVER WILDERNESS

Tạp chí Newsweek ngày 23-6 cho biết, chính quyền các bang New York, Pennsylvania và Vermont đang lo lắng trước tình trạng loài ong bắp cày Sirex sinh sản với số lượng vô cùng lớn ở các cánh rừng thông trải dài khắp khu vực Bắc Mỹ.

Đây là loài ong đẻ trứng trong chất nhầy của cây thông và sống ký sinh trong một số loài nấm. Dịch nhầy của loài ong này có thể ngay lập tức giết chết các loài thực vật trong các cánh rừng thông nếu không may dính phải.

Ong bắp cày sát thủ lại ‘gõ cửa’ đe dọa rừng thông ở Mỹ - Ảnh 2.

Loài ong bắp cày Sirex thường sử dụng những thân cây để làm tổ và đẻ trứng - Ảnh: NEWSWEEK

Theo các nhà khoa học, kiểu khí hậu lục địa ẩm ướt ở Bắc Mỹ được cho là nguyên nhân khiến loài ong Sirex sinh sản với tốc độ chóng mặt.

Trước đó, vào tháng 3-2022, một nghiên cứu của Đại học Dartmouth (bang New Hampshire, Mỹ) được công bố trên tạp chí sinh học nổi tiếng NeoBita đã chỉ ra "loài ong Sirex ở khu vực Bắc Mỹ có thể sinh 1.000 con ong cái khác nhau".

"Loài côn trùng này tiêm dịch nhầy vào các loài nấm và cây cối để làm suy yếu và thậm chí giết chết chúng".

"Chúng cũng đẻ trứng trên cây, nơi ấu trùng có thể nở và dùng gỗ cây làm chất dinh dưỡng", tiến sĩ Flora Krivak-Tetley, đồng tác giả công trình nghiên cứu, chia sẻ.

Đáng chú ý, một con ong bắp cày Sirex chúa ở Tây Ban Nha chỉ có khả năng sinh ra khoảng 10 con ong cái trong vòng 5 thế hệ kế tiếp.

Theo Newsweek, các quốc gia khác ở Nam bán cầu như New Zealand, Úc, Chile và Argentina đều không coi loài ong bắp cày Sirex là "kẻ thù ngoài tự nhiên".

Ong bắp cày sát thủ lại ‘gõ cửa’ đe dọa rừng thông ở Mỹ - Ảnh 3.

Ấu trùng của loài ong bắp cày Sirex - Ảnh: NEWSWEEK

"Loài ong bắp cày Sirex ở khu vực Bắc Mỹ có khả năng sinh sản cao gấp 2-3 lần so với khu vực châu Âu, châu Á và Bắc Phi", Sở Lâm nghiệp Mỹ cảnh báo hôm 23-6.

Loài ong bắp cày Sirex có nguồn gốc từ châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Chúng đã bị xóa sổ trong các khu rừng ở New Zealand, Nam Mỹ và Úc.

Theo tạp chí Newsweek, những con ong bắp cày được phát hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ vào năm 2004.

Nguyên nhân của sự du nhập của các loài ong bắp cày được cho xuất phát từ một container bằng gỗ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tại cảng Toronto, nằm phía bắc của hồ Ontario (Canada).

Mỹ - Canada - ong bắp cày Sirex - cảng Toronto

Quang cảnh tại cảng Toronto nằm bên hồ Ontario (Canada) - Ảnh: VESSEL FINDER

Kể từ đó, loài ong ​​bắp cày Sirex đã di cư khắp vùng đông bắc nước Mỹ và một số khu vực ở Canada như thành phố Québec và tỉnh bang Ontario.

Bẫy tình dục dụ hàng nghìn con ong bắp cày đực tìm đến cái chết

TTO - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology cho thấy ong bắp cày khổng lồ có thể bị pheromone tình dục dụ vào bẫy để tiêu diệt .

CHẤN PHONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar