02/01/2022 08:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Omicron ít gây tổn thương phổi?

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Một loạt nghiên cứu mới trên động vật và trên mô người đã giúp giải thích lý do vì sao biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể khác đã biết của SARS-CoV-2.

Omicron ít gây tổn thương phổi? - Ảnh 1.

Người dân tụ tập trước lễ đón giao thừa tại quảng trường Thời Đại ở thành phố New York (Mỹ) vào ngày 31-12-2021 - Ảnh: AFP

Theo báo New York Times hôm 31-12-2021, loạt nghiên cứu mới tiến hành trên chuột cho thấy Omicron gây bệnh nhẹ hơn, thường ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp trên là mũi, họng và khí quản. Biến thể này ít gây tổn thương cho phổi hơn so với các biến thể khác.

Nồng độ trong phổi chỉ bằng 1/10

Hôm 29-12, một nhóm các nhà khoa học Nhật và Mỹ công bố báo cáo khoa học về chuột đã nhiễm Omicron hoặc một trong các biến thể đã biết. Nghiên cứu cho thấy những con chuột nhiễm Omicron bị tổn thương phổi ít hơn, ít sút cân hơn và có nguy cơ tử vong thấp hơn.

Nhóm khoa học đặc biệt ấn tượng với kết quả ở chuột đồng Syria, vốn là loài có triệu chứng nặng khi mắc tất cả các biến thể đã biết trước đó. Song khi mắc Omicron, chúng đều chỉ bị nhẹ.

"Điều này thật đáng ngạc nhiên vì mọi biến thể khác đều ảnh hưởng mạnh đến chuột đồng Syria" - TS Michael Diamond, chuyên gia virus tại ĐH Washington, đồng tác giả nghiên cứu, nhận xét. Một số nghiên cứu khác trên chuột cũng đưa ra kết luận tương tự.

Thông qua giải phẫu, dường như nhóm nghiên cứu đã tìm được lý do vì sao Omicron gây bệnh nhẹ hơn. TS Diamond và các đồng nghiệp của ông phát hiện tải lượng Omicron trong mũi của chuột hamster cũng giống ở các động vật nhiễm các biến thể khác. Nhưng nồng độ Omicron trong phổi chỉ bằng 1/10 hoặc thấp hơn so với các biến thể đã biết.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Hong Kong cũng có phát hiện tương tự khi họ nghiên cứu các mẫu mô lấy từ đường thở của người. Trong 12 mẫu phổi, họ nhận thấy Omicron phát triển chậm hơn Delta và các biến thể khác. Bên trong tế bào phế quản, trong hai ngày đầu tiên sau khi nhiễm, Omicron phát triển nhanh hơn Delta và các biến thể đã biết.

Trong một nghiên cứu khác, TS Ravindra Gupta - chuyên gia về virus tại ĐH Cambridge - giải thích tại sao Omicron hoạt động kém ở phổi. 

Theo đó, nhiều tế bào phổi mang một loại protein gọi là TMPRSS2 trên bề mặt, có thể vô tình giúp virus xâm nhập vào tế bào. Song nhóm nghiên cứu của ông Gupta phát hiện protein này liên kết không tốt với Omicron. Kết quả là Omicron lây nhiễm tế bào kém hơn Delta. Nhóm nghiên cứu tại ĐH Glasgow cũng có kết luận tương tự.

TS Gupta cho rằng biến thể Omicron phát triển mạnh ở đường hô hấp trên, tại mũi và họng. Nếu điều này chính xác, có thể virus sẽ phát tán dễ hơn ra môi trường xung quanh và lây cho vật chủ mới.

Những điều mơ hồ cần làm rõ

Hồi tháng 11-2021, khi báo cáo đầu tiên về Omicron được Nam Phi công bố, biến thể này có khoảng 50 đột biến, trong đó 32 đột biến ở protein gai.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số đột biến trong đó giúp virus bám chặt hơn vào tế bào. Một số đột biến cho phép virus trốn tránh kháng thể. Nhưng biến thể mới hoạt động ra sao bên trong cơ thể thì tới nay vẫn là bí ẩn. "Bạn không thể dự đoán hành vi của virus chỉ từ những đột biến này" - TS Gupta cho biết.

Trong tháng qua, hơn 10 nhóm nghiên cứu, trong đó có nhóm của TS Gupta, đã quan sát biến thể Omicron trong phòng thí nghiệm. Họ để Omicron lây nhiễm các tế bào trên đĩa petri và phun virus vào mũi động vật.

Trong cùng khoảng thời gian đó, Omicron lan rộng khắp thế giới. Nhưng khi số ca nhiễm Omicron tăng vọt, số ca nhập viện chỉ tăng khiêm tốn. Các nghiên cứu ban đầu trên bệnh nhân cho thấy Omicron ít gây bệnh nặng hơn các biến thể khác, đặc biệt ở người đã tiêm phòng. Tuy nhiên, những phát hiện này thường đi kèm với nhiều lưu ý.

Thứ nhất, phần lớn ca nhiễm Omicron ban đầu là người trẻ, vốn ít có nguy cơ chuyển nặng khi mắc bất cứ biến thể nào. Thứ hai, nhiều ca nhiễm là người đã tiêm vắc xin hoặc từng mắc COVID-19 trước đó. Tuy nhiên, chưa rõ Omicron có ít nghiêm trọng với người lớn tuổi và chưa tiêm vắc xin hay không.

Do đó, các thí nghiệm mới trên động vật có thể làm sáng tỏ những điều này, vì giới khoa học có thể theo dõi Omicron trên những động vật giống nhau và sống trong điều kiện tương tự.

Ít nhất 6 thí nghiệm công bố trong những ngày gần đây có cùng kết quả: Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta và các biến thể khác. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ là phần lớn các nghiên cứu về Omicron cho tới nay đều chưa được công bố trên các tạp chí khoa học, chủ yếu xuất bản online. Do đó, vẫn cần phải chờ thêm những nghiên cứu đáng tin cậy hơn.

Dữ liệu thực tế ra sao?

Theo trang Business Insider, hiện nay dữ liệu trên thực tế cho thấy dường như biến thể Omicron dẫn đến tỉ lệ nhập viện thấp hơn so với Delta tại Nam Phi, Anh và Mỹ.

Theo nghiên cứu được Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) công bố ngày 31-12-2021, nguy cơ nhập viện với người nhiễm Omicron bằng khoảng 1/3 so với người mắc Delta.

Nghiên cứu này đã phân tích hơn 528.000 ca nhiễm Omicron và 573.000 ca nhiễm Delta ở Anh từ ngày 22-11 đến 26-12-2021. Nghiên cứu cũng chỉ ra vắc xin COVID-19 vẫn hiệu quả với Omicron.

Sau khi có ca nhiễm Omicron, TP.HCM ban hành khẩn quy trình cách ly người nhập cảnh

TTO - UBND TP.HCM vừa ban hành quy trình 5 bước để giám sát, quản lý cách ly y tế cho người nhập cảnh sau khi Việt Nam ghi nhận một số trường hợp dương tính với biến chủng Omicron.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar