25/11/2012 08:08 GMT+7

Ôi, con cháu Đường tăng!

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Tương truyền rằng năm 629, vâng chỉ vua Đường Thái Tông, Đường tăng (pháp hiệu Huyền Trang, tên thật là Trần Vĩ) lên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh, được nhà vua ban hiệu Tam Tạng và cấp cho tờ điệp văn thông hành để khi Đường tăng đi đến nước nào sẽ được thị thực thông quan và được vua các nước ấy giúp đỡ.

Hành trình thỉnh kinh của Đường tăng xuyên qua trên trăm nước (có tài liệu ghi 108 nước, có tài liệu ghi đến 138 nước), kéo dài mười mấy năm. Ra khỏi ải Ngọc Môn Quan là hết địa phận Trung Quốc, đi vào sa mạc Gobi; từ sa mạc Gobi đi qua các nước nhỏ ở Trung Á, vượt dãy núi Hi Mã Lạp Sơn tới biên giới Ấn Độ; từ nước Ca Tất Thi (Kapisa, thuộc lãnh thổ Afghanistan sau này) chu du Ấn Độ và tu học tại chùa Na Lan Đà (Narandha)...

Câu chuyện Đường tăng thỉnh kinh, dù được chép dưới dạng sử hay truyện hư cấu, cũng phản ánh một chi tiết tối quan trọng cho thấy thế giới vào thế kỷ thứ 7 văn minh và thượng tôn pháp luật cùng thông tục quốc tế không kém ngày nay: tự do giao thương, thông hành do nước này cấp sang nước khác được thừa nhận, mỗi khi nhập, xuất cảnh đều được thị thực.

Ngay cả trong truyện Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay của Dương Chí Hòa, cho dù có hư cấu đến những bảy mươi hai phép thần thông của Tôn Ngộ Không, thì thầy trò Đường tăng cũng trình thông hành xin đóng dấu nhập - xuất, chứ không cậy phép của Tôn Ngộ Không mà đằng vân giá vũ qua khỏi cửa khẩu. Đi đến đâu, thầy trò Đường tăng cũng đều được nước chủ nhà “tạo mọi sự giúp đỡ cần thiết” như có thể thấy ghi trên các cuốn hộ chiếu ngày nay...

15 thế kỷ trước, thiên hạ đã văn minh, tuân thủ thông lệ quốc tế như thế rồi! Mặt khác cũng có phần vì nhà Đường, khi cấp thông hành cho thầy trò Đường tăng, tuy cũng trong vị trí “đế chế nằm ở trung tâm thế giới” song cũng khiêm cung và rạch ròi nhìn nhận lãnh thổ của mình đến ải Ngọc Môn Quan là chấm dứt, còn thì là của thiên hạ. Nhờ đó mà Đường tăng hoàn thành sứ mạng thỉnh kinh qua trăm họ, bá tánh.

Thật tình mà nói, nếu vua Đường thời đó mà ngang ngược ghi nước Đản Xoa Thỉ La (Takshasila thuộc Pakistan), nước Y Ngô (Uighur, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Khuất Chi (Kucha, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Kiệt Nhược Cúc Đồ (Kayakubja, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ)... nằm trong lãnh thổ của mình thì thầy trò Đường tăng làm sao mà quá cảnh!

Ấy vậy mà 15 thế kỷ sau, con cháu Đường tăng lại tự ý vẽ ra đường lưỡi bò. Hết in vội in vàng trên bản đồ, sách vở, nay lại in hẳn lên hộ chiếu. Rình rình đợi thiên hạ vô ý vô tứ đóng dấu “nhập, xuất cảnh” nhiều nhiều lên các hộ chiếu đường lưỡi bò đó, là hô toáng lên rằng thiên hạ mặc nhiên công nhận “lãnh thổ lưỡi bò” đó rồi. Rồi từ sự mặc nhiên thừa nhận trong thực tế (theo ngôn ngữ luật pháp quốc tế gọi là de facto) đó, sẽ tự ý diễn dịch là mặc nhiên có giá trị pháp lý (de jure)... Ôi mưu cao, kế dày?

Chưa chắc, người “Phú Lang Sa” ngày xưa (cách gọi về người Pháp) gọi bêu rếu những trò đó là chinoiserie (đến từ tính từ chinois chỉ định cái gì thuộc người Trung Quốc) tức những trò ma bùn, láu cá vặt (một nghĩa của từ chinoiserie)!

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar