17/06/2018 08:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ở xứ sở World Cup 2018: Petersburg không có cung điện mùa Xuân?

HUY ĐĂNG
HUY ĐĂNG

TTO - Nhắc tới thành phố nổi tiếng của Nga Saint Petersburg, người ta lại nhớ đến những cung điện cổ kính, lộng lẫy, đặc biệt là 3 cái tên lừng danh - Cung điện mùa Hè, mùa Thu và mùa Đông.

Ở xứ sở World Cup 2018: Petersburg không có cung điện mùa Xuân? - Ảnh 1.

Quảng trường phía trước cung điện mùa Đông luôn không thiếu du khách - Ảnh: H.Đ.

Và đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lại không có cung điện mùa Xuân ở ? Có khá nhiều lý giải cho điều này, nhưng thời tiết và phong cảnh có lẽ là câu trả lời hợp lý nhất.

Ở nhiều nước phương Tây, mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) đánh dấu giai đoạn chuyển dần từ lạnh lẽo sang ấm áp. Nhưng ở Nga, mùa xuân vẫn hoàn toàn lạnh giá. Đến tận khoảng cuối tháng 3, nhiệt độ ở nhiều thành phố ở Nga, bao gồm vẫn dưới mức 0 độ C.

Ở xứ sở World Cup 2018: Petersburg không có cung điện mùa Xuân? - Ảnh 2.

Cung điện mùa Hè - Ảnh: Imperiya

"Ở Petersburg, mùa xuân là mùa tuyết tan. Một số thời điểm trong giai đoạn này thậm chí lạnh hơn cả mùa đông (tuyết khi tan sẽ hấp thụ nhiệt lượng trong không khí, vì thế lạnh hơn khi tuyết rơi). Ngoài ra, tuyết tan khiến mọi thứ rất nhếch nhác và bẩn, chẳng có chút gì đẹp đẽ cả", anh Aren Kurzhov - một chủ khách sạn người Nga giải thích.

Phong cảnh không đẹp, và vì thế mùa xuân hiếm đi vào văn thơ Nga như những hình ảnh lãng mạn của mùa hè, mùa thu hay mùa đông. Giới quý tộc vì thế cũng không muốn xây dựng cung điện gắn liền với thời điểm này trong năm.

Ở xứ sở World Cup 2018: Petersburg không có cung điện mùa Xuân? - Ảnh 3.

Cung điện mùa Thu nhìn tư bên ngoài - Ảnh: H.Đ.

Xét về thời tiết, nước Nga thật ra chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Cái tên "cung điện mùa Thu" vì thế không phải là một cái tên chính thức. Cung điện mùa Thu tên đúng là cung điện Catherine, đặt tên theo vị nữ hoàng đầu tiên của Nga (1721-1725).

Điểm đáng nhớ nhất của cung điện Catherine là căn phòng hổ phách huyền ảo, nơi được xây nên bởi 6 tấn hổ phách.

Trong thế chiến thứ II, căn phòng bị quân đội Đức tháo dỡ và đến cuối thập niên 1980, nó mới dần được tái thiết. Đến tận ngày nay, việc tái thiết vẫn chưa xong nhưng vẫn có hàng ngàn du khách xếp hàng đến thăm cung điện Catherine vào mỗi ngày trong mùa du lịch.

Ở xứ sở World Cup 2018: Petersburg không có cung điện mùa Xuân? - Ảnh 4.

Du khách xếp hàng dài dằng dặc để vào tham quan cung điện mùa Thu - Ảnh: H.Đ.

Vậy tại sao cung điện Catherine còn có cái tên dân gian là cung điện mùa Thu? Có lẽ vì nơi nó tọa lạc, nằm ngay trong thị trấn Pushkin (một thành phố nhỏ nằm phía nam Petersburg) - nơi gắn liền với những năm tháng thăng trầm của "mặt trời thi ca Nga".

Nhắc đến Pushkin, người ta lại nói đến mùa thu. Và hiển nhiên nơi mang tên ông là một trong những địa điểm ngắm lá vàng mùa thu đẹp nhất ở nước Nga.

2 cung điện còn lại, cung điện mùa Hè và cung điện mùa Đông đã quá nổi tiếng. Đặc biệt là cung điện mùa Đông nằm ngay trung tâm của Petersburg là địa điểm quen thuộc để tổ chức các lễ hội, sự kiện quan trọng.

Ở xứ sở World Cup 2018: Petersburg không có cung điện mùa Xuân? - Ảnh 5.

Các sinh viên đại học đến quảng trường cung điện mùa Đông làm lễ tốt nghiệp - Ảnh: H.Đ.

Cả những sinh viên tốt nghiệp cũng thường đến đây chụp hình lưu niệm. Hôm tôi đến, một nhóm sinh viên trường ĐH bang Petersburg tổ chức lễ tốt nghiệp tưng bừng, với rượu champagne và cả thức ăn trong phần quảng trường phía trước cung điện mùa Đông.

Vì khu vực quảng trường rất rộng lớn, bầu không khí hội hè tưng bừng do các du khách lẫn dân bản địa tạo ra không ảnh hưởng gì đến không gian nghệ thuật bên trong cung điện mùa Đông. Tòa nhà chính của cung điện ngày nay là bảo tàng Hermitage - nơi trưng bày 3 triệu tác phẩm nghệ thuật.

Trong khi đó, cung điện mùa Hè (thường được gọi là cung điện Peterhof) nằm ở phía Tây thành phố sở hữu kiến trúc độc đáo, khu vườn tuyệt đẹp cùng những bức tượng điêu khắc mạ vàng rực rỡ.

TTO - Trưa 4-4, tân phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết đến nay chưa có công dân Việt Nam là nạn nhân vụ đánh bom ngày 3-4 tại TP Saint Petersburg, Liên bang Nga làm nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar