24/01/2020 17:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ở Vũ Hán có phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu virus độc hại

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Do chưa thể xác định nguồn gốc, điều kiện lây nhiễm và thời gian ủ bệnh của virus viêm phổi cấp 2019-nCoV, nhiều suy đoán và tin đồn thất thiệt đã lan tràn trên các mạng xã hội.

Ở Vũ Hán có phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu virus độc hại - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia ở Vũ Hán - Ảnh: NDNB

Virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Mấy ngày qua, nhiều tài khoản Twitter đã chia sẻ một bài viết đăng trên tạp chí Nature ngày 22-2-2017 với tựa đề "Bên trong phòng thí nghiệm Trung Quốc nghiên cứu các tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất thế giới".

Bài viết nói đến phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia tọa lạc ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc). Theo bài viết, sau khi nghiên cứu virus lây nhiễm qua bọ chét, phòng thí nghiệm trên có thể tiếp tục nghiên cứu các chủng virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và bệnh Ebola.

Bài viết xác định phòng thí nghiệm Vũ Hán được bảo vệ ở cấp độ bảo mật BSL-4 (cấp độ bảo vệ an toàn sinh học cao nhất Trung Quốc) song một số nhà khoa học ngoài Trung Quốc vẫn lo ngại các tác nhân gây bệnh từ phòng thí nghiệm sẽ rò rỉ ra bên ngoài.

Vũ Hán là địa phương có bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus viêm phổi cấp 2019-nCoV. Từ trùng hợp ngẫu nhiên này, một số người cho rằng có thể virus 2019-nCoV đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm nêu trên. Đến nay, chưa có bằng chứng nào xác định như thế.

Cảnh phun thuốc khử trùng ở Thượng Hải

Ngày 21-1-2020, trên Twitter xuất hiện một đoạn video thu hút 300.000 lượt xem ghi lại hình ảnh một xe phun thuốc khử trùng trên đường phố. Thuốc khử trùng tỏa khói trắng mù mịt.

Chủ tài khoản Tom Zhao mô tả chính quyền đang khử trùng trong khu dân cư ở Thượng Hải (Trung Quốc) và diễn tả cảnh tượng chẳng khác gì thảm họa hạt nhân ở Chernobyl năm 1986.

Video không nêu rõ ngày tháng và địa điểm, kèm theo đó là hashtag #Wuhanvirus.

Ở Vũ Hán có phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu virus độc hại - Ảnh 2.

Ảnh không nguồn gốc cho rằng đây là cảnh phun thuốc khử trùng ở Thượng Hải - Ảnh: TWITTER

Nhiều ý kiến bình luận ​​ngay lập tức phát hiện đây là fake news (tin giả). Báo chí cố gắng liên lạc với chủ tài khoản để tìm hiểu thêm nhưng không thành công.

Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc có tổ chức khử trùng ở nhiều khu vực nhưng với số lượng thiết bị ít hơn nhiều và không thực hiện tràn lan ngoài trời.

Virus ở Campuchia và Đài Loan

Ngày 23-1, không khí hoảng loạn xảy ra ở Sihanoukville (Campuchia), sau khi một chủ tài khoản Facebook tung tin virus viêm phổi cấp 2019-nCoV đã xuất hiện trong thành phố. Bộ Y tế Campuchia đã khuyến cáo người dân không nên tin thông tin chỉ phát trên mạng xã hội.

Tại lãnh thổ Đài Loan, báo Taiwan News khẳng định người bị nhiễm bệnh hô hấp mới đã được đưa vào bệnh viện ở Đài Loan và các biện pháp khẩn cấp đã được thực hiện.

Đài Loan bác bỏ thông tin nói rằng các ca nhiễm virus 2019-nCoV xảy ra hàng loạt và kêu gọi người dân thận trọng với loại thông tin thất thiệt này.

Đến ngày 24-1, Đài Loan chỉ mới xác định một ca nhiễm của một phụ nữ ở độ tuổi 50 đến từ Vũ Hán hôm 20-1. Tại Đài Loan, người tung tin đồn thất thiệt bị phạt đến 3 triệu Đài tệ (gần 100.000 USD).

Ở Vũ Hán có phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu virus độc hại - Ảnh 3.

Khó kết tội món canh dơi lây nhiễm virus 2019-nCoV cho con người - Ảnh: 24.news

Món dơi nấu canh phát tán virus

Nhiều tin nhắn tweet cũng như một số báo Anh như tờ Mirror Daily Star cho rằng món dơi nấu canh là đặc sản khoái khẩu của dân Vũ Hán và đây có thể là nguyên nhân lây lan virus 2019-nCoV. Một tờ báo gọi đó là "món canh giết người".

Các bài viết căn cứ nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc được công bố trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc và được báo China Daily trích dẫn đánh giá dơi có thể là vật trung gian lây truyền virus 2019-nCoV.

Dù vậy theo báo Le Parisien (Pháp), khó có thể chính thức kết tội món canh dơi vì không có bằng chứng nào cho thấy dơi truyền trực tiếp virus 2019-nCoV cho người.

6 điều cần biết về coronavirus, chủng virus mới gây viêm phổi cấp Chuyên gia Trung Quốc: Virus gây bệnh viêm phổi lạ lây từ người sang người Trung Quốc khẳng định chủng virus mới ‘có thể phòng ngừa và kiểm soát’

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khiến dư luận xôn xao khi ông bị cáo buộc đã gọi Israel là “nhà nước diệt chủng”.

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

Một video đang lan truyền trên mạng với nội dung cho rằng bà Usha Vance - vợ Phó tổng thống Mỹ JD Vance - nói hối hận vì đã kết hôn với ông.

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Dù đã nhiều lần bác bỏ, tin đồn vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ly hôn vẫn lan rộng. Trong khi đó, các trang kiểm chứng khẳng định không có bằng chứng hay hồ sơ pháp lý nào về việc ly hôn này.

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Một số nhóm ủng hộ các chính trị gia thuộc đảng bảo thủ Hàn Quốc đã lan truyền hình ảnh cho thấy ông Trump ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống, dù ông Han đã tuyên bố rút lui từ ngày 11-5.

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar