22/10/2020 16:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống

HÀ THANH - NAM TRẦN
HÀ THANH - NAM TRẦN

TTO - Sáng nay 22-10, tranh thủ nước lũ rút dần, bà con rốn lũ Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh về lại nhà bắt tay vào dọn dẹp, vớt vát tài sản. Tuy nhiên sau lũ, nhiều người dân lâm vào cảnh trắng tay.

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 1.

Nóng ruột sau nhiều ngày nước lũ, ông Lê Điểu phải nhờ con rể là anh Nguyễn Dương (thôn 7, xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) kiệu qua đoạn ngập để về thăm nhà - Ảnh: NAM TRẦN

Nhà cửa ngập sâu trong nước lũ, lúa thóc bị lũ nhấn chìm, trâu bò, lợn gà bị lũ cuốn trôi, đến cả sách vở của các em nhỏ đã được kê lên nơi cao nhất cũng không thoát khỏi dòng nước lũ.

Sáng nay 22-10, hơn bốn ngày sau đỉnh lũ lịch sử, bà con "rốn lũ" Cẩm Xuyên ở các xã bị thiệt hại nặng nề nhất như Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh, Cẩm Duệ, Cẩm Mỹ, Cẩm Quang... cấp tập trở về nhà với hi vọng vớt vát chút tài sản còn sót lại.

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 2.

Bà Bùi Thị Hòa (60 tuổi, ở xã Cẩm Quang) chưa hết thất thần khi nhớ lại cơn lũ lúc đổ về - Ảnh: NAM TRẦN

Đứng cạnh chú chó nhỏ còn run cầm cập sống sót sau cơn lũ, bà Bùi Thị Hòa (60 tuổi, ở xã Cẩm Quang) bật khóc nhớ lại đêm chạy lũ.

"Bữa đó một mình trong nhà, chồng con đi làm ăn xa, hoảng hốt sợ lũ cuốn trôi. Đưa hắn (chú chó nhỏ - PV) bỏ vào cái chậu, kê lên nơi cao, còn tui chạy lũ ở nơi khác. Về lại nhà, may hắn còn sống sót, còn có đứa bầu bạn với mình", bà Hòa rưng rưng.

Xã Cẩm Thạch là một trong 6 xã chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ vừa qua. Tranh thủ tạnh ráo, hàng tấn thóc "ngậm nước lũ" được mang ra phơi phóng, mùi ẩm mốc bốc lên khắp nơi. 

"Chuyển lên nơi cao, tưởng không ướt nhưng không ngờ vẫn ướt. Trong vòng hơn một giờ đồng hồ, ngập hết toàn bộ thóc lúa", một người dân xót xa.

Trong sáng nay, lực lượng quân đội thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng chính quyền địa phương dốc sức dọn dẹp, vớt vát tài sản cho bà con nhân dân, đặc biệt tích cực dọn dẹp vệ sinh tại các trường học để giúp thầy cô, con em sớm trở lại trường.

Thượng tá Hoàng Trọng Hùng, chính trị viên đồn biên phòng Thiên Cầm, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết sáng nay, đơn vị huy động 27 cán bộ chiến sĩ biên phòng đến giúp thầy cô, học sinh trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.

"Khó nhất là đến đây không có điện nước, anh em phải dùng máy bơm, máy nổ để phát điện, bơm nước lên nhưng nước vẫn yếu. Anh em chúng tôi cùng làm, làm sớm nhất để các cháu sớm vào học kịp thời", thượng tá Hùng cho biết.

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 3.

Sau khi nước lũ rút bớt, người dân Cẩm Xuyên vùng lũ bắt đầu trở về lại nhà mình để dọn dẹp. Trong ảnh: chị Nguyễn Thị Tuyết (46 tuổi, xóm 6, xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn chưa hết bàng hoàng khi toàn bộ tài sản, đặc biệt là máy móc gia đình mới đầu tư gần 100 triệu đồng bị lũ nhấn chìm, hư hỏng - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 4.

Đồ điện tử là vật dụng thiệt hại nhiều nhất sau lũ. Trong ảnh: máy giặt, tivi và đồ điện nằm ngổn ngang tại một cửa hàng sửa chữa do người dân mang tới sửa - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 5.

Nhiều gia đình đã phải mang đồ gỗ mục nát, hư hỏng đem đi vứt bỏ vì nhiều ngày chìm trong nước lũ - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 6.

Tại xã Cẩm Thạch, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, ngay khi nước rút người dân đã đưa hàng ngàn tấn thóc bị ngập nước mang đi phơi, hầu hết thóc sau lũ đều hư hỏng không thể ăn được, đành phơi để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thị Tuyến (68 tuổi, xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tỉnh) xót xa khi hàng tạ thóc nhà mình ngập nước đã mốc và lên mầm - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 8.

Một chiếc xe máy hư hỏng nặng vẫn ngập trong nước của một gia đình tại xã Cẩm Quang - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 9.

Sách vở, đồ dùng học tập của nhiều con em gia đình tại các xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh hư hỏng hết sau cơn lũ - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 10.

So với 3 ngày trước, nước lũ đã xuống rút rất nhiều nhưng những vệt nước trên tường thì vẫn bám lại đó chưa thể khô - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 11.

Gia đình ông Nguyễn Thừa Lộc (53 tuổi, thôn 10, xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tranh thủ nước rút đến đầu gối mang bàn ghế, giường tủ ra để lau dọn. Ông Lộc cho hay mọi đồ đạc trong nhà đã bị ngập nước, mấy tấn thóc cũng hỏng hết, giờ chỉ vớt vát lau dọn chút đồ còn có thể dùng được - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 12.

Chị Trần Thị Hiền (35 tuổi, thôn 4, xã Cẩm Thạch, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh ) rưng rưng tìm kiếm những vật dụng trên đống rác trước nhà sau lũ. Nhà chị từ sách vở của các con cho tới đồ điện trong nhà đã gần như hư hỏng hết cả - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 13.

Gia đình nhà ông Phạm Văn Bình (54 tuổi, xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhân lúc trời bắt đầu hửng nắng, nước lũ rút, lùa đàn lợn 10 con về chuồng sau những ngày đi tránh lũ - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 14.

Một người đàn ông lùa đàn bò qua cánh đồng ngập nước về nhà sau nhiều ngày đi tránh lũ, mới hôm qua nước tại đây vẫn ngập tới cổ người lớn - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 15.

Các cô giáo tại Trường mầm non Cẩm Bình dọn rửa khu vực trường học để chuẩn bị đón học sinh sau lũ - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 16.

Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tỉnh cũng đã tăng cường lực lượng để giúp người dân dọn dẹp, tái thiết sau lũ - Ảnh: NAM TRẦN

Ở rốn lũ Cẩm Xuyên: Nước rút, gầy dựng lại cuộc sống - Ảnh 17.

Ở một vài khu vực nước vẫn ngập sâu, lực lượng bộ đội Quân khu 4 tiếp tục tiếp cận, cứu trợ bà con - Ảnh: NAM TRẦN

don dep sau lu ha tinh_namtran_39

Ông Hà Văn Bình, chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trả lời Tuổi Trẻ Online về tình hình sau lũ - Ảnh: NAM TRẦN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hà Văn Bình, chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, cho biết sau đỉnh lũ lịch sử, người dân gần như chỉ còn hai bàn tay trắng.

Ông Bình khẳng định sau lũ chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo với nhiệm vụ đầu tiên là không để nhân dân đói rét. Khi nước rút phải tiến hành tiêu độc, khử trùng với phương châm nước rút đến đâu, dọn vệ sinh sạch sẽ đến đó. Đồng thời, phải ổn định lâu dài cuộc sống cho nhân dân.

"Sáng nay đồng loạt trên toàn huyện tổ chức triển khai các chuyến xe đầu tiên tiến hành sấy lúa cho nhân dân", ông Bình cho biết.

Cùng với đó, phải tiến hành tiêu hủy động vật chết, xử lý môi trường; thực hiện công bằng việc tiếp nhận, phân hàng cứu trợ kịp thời đúng đối tượng; giao cho phòng nông nghiệp có chính sách phát triển hợp lý để cứu trợ nhân dân.

'Sách vở ở nhà, ở trường ướt hết, lấy mô cho các em học?'

TTO - Hơn 4 ngày sau lũ, sách vở ngập ngụa trong bùn đất, nước vẫn ngập ngang đầu gối nhưng thầy cô từ khắp nơi trong huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vẫn cùng đến trường dọn dẹp, vớt vát lại sách vở cho trò.

HÀ THANH - NAM TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ tai nạn 3 người chết: Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế xe khách Như Ý 78

Do không chú ý quan sát, không làm chủ được tốc độ nên lái xe khách Như Ý 78 đã tông vào đuôi xe Thiện Trí trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Vụ tai nạn 3 người chết: Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế xe khách Như Ý 78

Ông Châu Ngọc Tuấn được giao điều hành cơ sở 2 của tỉnh Gia Lai

Tỉnh ủy Gia Lai giao nhiệm vụ cho ông Châu Ngọc Tuấn, phó bí thư Tỉnh ủy, phụ trách điều hành hoạt động cơ sở 2 của tỉnh, đặt tại phường Pleiku.

Ông Châu Ngọc Tuấn được giao điều hành cơ sở 2 của tỉnh Gia Lai

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Trung tướng Nguyễn Trường Thắng bàn giao chức vụ tư lệnh Quân khu 7 cho Thiếu tướng Lê Xuân Thế

Chiều 9-7, Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - chủ trì Hội nghị bàn giao chức vụ tư lệnh Quân khu 7.

Trung tướng Nguyễn Trường Thắng bàn giao chức vụ tư lệnh Quân khu 7 cho Thiếu tướng Lê Xuân Thế

UBND xã Đông Thạnh thăm hỏi, động viên gia đình 2 trẻ đuối nước

Sau vụ việc hai trẻ đuối nước, UBND xã Đông Thạnh, TP.HCM đã thăm hỏi, động viên gia đình hai em, đồng thời triển khai các nội dung, giải pháp nhằm phòng, chống tai nạn đuối nước.

UBND xã Đông Thạnh thăm hỏi, động viên gia đình 2 trẻ đuối nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar