23/05/2025 10:58 GMT+7

Ở khách sạn, phải thế chân 200.000 đồng để bồi thường khi làm hư hao đồ

Nữ nhân viên yêu cầu tôi trả trước tiền phòng và đưa 200.000 đồng tiền thế chân, để lỡ khách dùng đồ trong tủ lạnh hoặc hư hao đồ đạc trong phòng thì trừ vào.

thế chân - Ảnh 1.

Biên lai tiền phòng và tiền thế chân 200.000 đồng của một khách sạn ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) - Ảnh: MÂY TRẮNG

Tôi ghé một khách sạn 2 sao ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) nghỉ một đêm. Làm thủ tục, nữ tiếp tân yêu cầu trả trước tiền phòng, đồng thời nói tôi đưa 200.000 đồng làm tiền thế chân, và ghi biên lai là "cọc dịch vụ".

Thế chân, phía dịch vụ nắm đằng chuôi

Đại ý nhân viên nói nếu tôi dùng đồ ăn thức uống của phòng hoặc hư hỏng mất mát đồ đạc trong phòng sẽ trừ vào.

Đồng thời, tôi hỏi thông tin quét mã chuyển khoản, cô đề nghị tiền phòng chuyển khoản, riêng tiền cọc dịch vụ (200.000 đồng) nên đưa tiền mặt để ngày mai tiện trả lại khi tôi trả phòng. 

Nhưng thú thật, tôi hơi ngỡ ngàng sau khi đi một quãng đường đến làm thủ tục theo kiểu như vậy. Điều tôi nghĩ một cơ sở lưu trú nên có là nụ cười tươi và thủ tục nhanh gọn lẹ, nhưng đổi lại là thủ tục mang tên "cọc dịch vụ".

Trước nay, khi du lịch, công tác, tôi lưu trú khá nhiều nơi nhưng chưa gặp trường hợp tiền "thế chân" này. Cũng có thể một số nơi có nhưng tôi chưa biết.

Hỏi bạn bè, những bạn đã đến nhiều nơi trên thế giới, họ cũng chưa gặp trường hợp này. 

Tiền cọc giữ phòng khi đặt qua ứng dụng hoặc việc trả tiền phòng trước là có, còn cọc dịch vụ với lời giải thích của nữ nhân viên khiến du khách như tôi cảm thấy mất thiện cảm khi vừa đặt chân đến.

Có lẽ có trường hợp du khách dùng đồ ăn thức uống của phòng mà không báo lại để thanh toán, hoặc làm hư hỏng thiết bị mà không bồi thường. Nhưng nếu có, xác suất là bao nhiêu trong rất nhiều khách lưu trú? Sao người làm dịch vụ chỉ muốn nắm đằng chuôi?

Khi trả phòng, tôi có hỏi sao lại có khoản đặt cọc này. Một nhân viên khác cho biết là quy định khách sạn, do khách hay làm mất thẻ phòng (thẻ từ mở cửa phòng) nên trừ vào.

"Hai trăm ngàn đồng này nó cũng không có nhiêu hết, như làm cháy cái gì nó cũng hơn rồi. Quy định nó vậy rồi chứ không phải là không tin tưởng khách", nhân viên nói. 

Đúng thật, số tiền không có bao nhiêu và sẽ được trả lại, nhưng cái mất là sự thiện cảm của khách.

Những lời lẽ cứng nhắc, thiếu thiện cảm

Tò mò, trước đó tôi mở cuốn nội quy khách sạn xem thử, hơi bị "đơ" với những lời lẽ khá cứng nhắc.

Chẳng hạn: "Khi nhận phòng, quý khách vui lòng kiểm tra các đồ dùng, vật dụng, trang thiết bị theo danh mục, nếu phát hiện không đủ hoặc hư hỏng, dính bẩn, báo ngay cho nhân viên lễ tân…".

Trước khi khách nhận phòng, phía khách sạn chuẩn bị phòng đủ tiêu chuẩn, rồi khách vào phòng phải kiểm tra những món vật dụng có ổn không. 

Nếu chúng không ổn mà đến lúc trả phòng, dù không phải lỗi mình nhưng do không kiểm tra nên khách sẽ phải bồi thường?

Hoặc lưu ý: "Ban quản lý khách sạn có thể yêu cầu quý khách phải rời khách sạn mà không hoàn trả bất cứ chi phí nào nếu quý khách cố tình bỏ qua và vi phạm nội quy khách sạn".

Những yêu cầu trên cần thiết để đảm bảo quyền lợi đôi bên. Nhưng có thể dùng cách hành văn nhẹ nhàng và bớt nắm đằng chuôi lạnh lùng như thế được không?

Cũng trong chuyến đi, khi lưu trú ở TP Đà Lạt, tôi không hề gặp bất kỳ điều phiền lòng nào về khoản phòng như vậy. 

Hoặc ở những nơi khác cũng thế, không có khoản tiền thế chân theo kiểu có gì thì đền bù, dù là ở khách sạn 5 sao hay khu nghỉ dưỡng.

Không biết có phải tôi khó tính hay không, chỉ mong đây như một sự chia sẻ, góp chút ý kiến nhỏ để câu chuyện lưu trú thoải mái hơn mà thôi.

Có yêu cầu đặt tiền thế chân để bồi thường thiệt hại cho khách sạn

Tôi có tìm hiểu trên một số trang web hướng dẫn du lịch, có vài trang viết về khoản đặt cọc phòng bao gồm đặt cọc an ninh, còn gọi là đặt cọc thiệt hại cho khách sạn, để thanh toán chi phí phát sinh hoặc hư hỏng đồ đạc.

Bên cạnh đó, có lẽ phía khách sạn cho rằng theo quy định hiện nay, phía dịch vụ lưu trú không được giữ giấy tờ tùy thân của khách khi làm thủ tục nhận phòng. Nếu xảy ra hư hỏng, mất mát đồ đạc, họ có khoản thế chân bù vào phần nào, hoặc sẽ khiến khách ý thức hơn khi lưu trú.

Tuy nhiên phía khách sạn có chụp lại căn cước công dân, có nơi photo, lưu số điện thoại của khách. Do đó, tôi nghĩ đây cũng không nên là lý do thế chân như trên.

Nhận tiền đặt phòng khách sạn xong hủy để cho thuê giá cao hơn; giữ xe máy hét 100.000 đồng/lượt

Khách du lịch gặp 'trái đắng' khi đặt phòng khách sạn dịp lễ 30-4 bị nâng giá gấp nhiều lần; Bãi xe máy hét giá 100.000 đồng/lượt… là những vấn đề thu hút bạn đọc quan tâm, phản hồi tuần qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rơi nước mắt trước quyết định 'phi thường' của người vợ quỳ gối tiễn biệt tạng chồng

Hình ảnh người vợ bật khóc, quỳ gối tiễn biệt tạng chồng để ‘hồi sinh cuộc đời khác’ đã khiến nhiều người nghẹn ngào xúc động vì nghĩa cử cao đẹp của gia đình.

Rơi nước mắt trước quyết định 'phi thường' của người vợ quỳ gối tiễn biệt tạng chồng

Khẩn trương nạo vét lòng hồ công viên lớn nhất Đà Nẵng trước mùa mưa

Là một trong những hạng mục trọng điểm của dự án nâng cấp, cải tạo công viên 29-3 (TP Đà Nẵng), công tác nạo vét và xử lý khoảng hơn 100.000m³ bùn, đất trong lòng hồ đang được các đơn vị thi công khẩn trương triển khai để hoàn thành trước mùa mưa.

Khẩn trương nạo vét lòng hồ công viên lớn nhất Đà Nẵng trước mùa mưa

Đẩy nhanh sửa chữa cầu hư hỏng phải chèn ván gỗ trên quốc lộ 1

Để phương tiện lưu thông an toàn trên quốc lộ 1, đơn vị thi công đang tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa chữa cầu Rác bị hư hỏng khe co giãn.

Đẩy nhanh sửa chữa cầu hư hỏng phải chèn ván gỗ trên quốc lộ 1

Chống ngập đường Đặng Thùy Trâm: Đang thẩm định thiết kế, dự kiến khởi công cuối năm 2025

Sau khi được HĐND TP.HCM phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10-2024, dự án nâng cấp đường Đặng Thùy Trâm (phường 13, quận Bình Thạnh) với tổng mức đầu tư hơn 93 tỉ đồng hiện đang trong giai đoạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

Chống ngập đường Đặng Thùy Trâm: Đang thẩm định thiết kế, dự kiến khởi công cuối năm 2025

Vụ xe hơi đậu bên đường ở Tân Phú cả năm: Do chủ xe bận về quê chăm vợ

Lực lượng chức năng đã liên lạc với chủ xe biển số tỉnh Tây Ninh đậu suốt khoảng một năm bên đường Phạm Ngọc Thảo (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM).

Vụ xe hơi đậu bên đường ở Tân Phú cả năm: Do chủ xe bận về quê chăm vợ

CSGT TP.HCM bám yên xe máy đang chạy: Thanh niên không có bằng lái, sợ bị phạt nên bỏ chạy

Đoạn clip ghi lại cảnh một cảnh sát giao thông bám vào xe máy của nam thanh niên đang chạy trên đường. Clip đăng tải lên mạng xã hội nhận được nhiều ý kiến bức xúc về hành động của người đi xe máy.

CSGT TP.HCM bám yên xe máy đang chạy: Thanh niên không có bằng lái, sợ bị phạt nên bỏ chạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar