03/08/2019 10:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ở ASEAN, ngoại trưởng Mỹ lên án trực diện Trung Quốc

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Những va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á đã được thể hiện rõ ràng và lặp đi lặp lại trong chuỗi hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần 52 và các hội nghị liên quan diễn ra ở Bangkok, Thái Lan.

Ở ASEAN, ngoại trưởng Mỹ lên án trực diện Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc được xếp đứng cạnh nhau để bắt tay trong Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 26 ngày 2-8 sau những tuyên bố lên án và chỉ trích lẫn nhau - Ảnh: Reuters

Các chỉ trích nhắm vào nhau được ngoại trưởng hai bên tung ra đều đặn mỗi ngày và lên tới đỉnh điểm vào hôm qua 2-8, trong cuộc họp ngoại trưởng Đông Á lần 9 với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Mike và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt đáng lưu ý: Mỹ lên án trực diện Trung Quốc trong khi Bắc Kinh chỉ ám chỉ "các thế lực bên ngoài".

Chúng tôi không xây đường sá để phá bỏ chủ quyền quốc gia của nước khác. Chúng tôi không dựng cầu để thu hẹp những khoảng cách về lòng trung thành.

Ông Pompeo nói về FOIP

"Ai đang đẩy quý vị vào bẫy nợ?"

Ông Pompeo, người cam kết sẽ không bắt các nước ASEAN "chọn phe" trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, đã dành phần lớn thời lượng bài phát biểu sáng 2-8 để mô tả Washington như "một sự lựa chọn lành tính".

"Ai mới là người thực sự khuyến khích nền kinh tế tự chủ và không phụ thuộc, ai mới là nhà đầu tư đang đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng ở nước của quý vị và ai là kẻ đang đẩy quý vị vào bẫy nợ" - ông Pompeo hướng câu hỏi đến những người đồng cấp ASEAN trong cuộc họp ngày 2-8 trước sự chứng kiến của ông Vương Nghị.

Những tuyên bố "Mỹ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc miễn là điều đó thúc đẩy lợi ích của Mỹ" đã được ông Pompeo thay bằng lời kêu gọi các nước ASEAN nên bảo vệ chủ quyền trước các động thái quân sự hóa của Trung Quốc.

"Tôi đã nói với Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai rằng các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chúng ta phải lên tiếng chống lại các hành động cưỡng ép của Trung Quốc trên Biển Đông" - ngoại trưởng Mỹ mở đầu trong cuộc họp báo sau hội nghị với 10 ngoại trưởng ASEAN.

Trung Quốc vẫn giọng điệu cũ

Ngày 31-7, trước khi ông Pompeo đặt chân đến Thái Lan, ngoại trưởng Trung Quốc đã có cuộc họp với những người đồng cấp ASEAN.

Ngoài việc thông báo ASEAN và Bắc Kinh đã hoàn tất văn bản dự thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), ông Vương Nghị vẫn duy trì giọng điệu không đổi rằng các nước bên ngoài khu vực "đừng nên gieo rắc sự nghi ngờ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN".

"Chúng tôi nghĩ rằng các nước bên ngoài khu vực không nên cố tình khuếch đại những khác biệt đã bị bỏ lại trong quá khứ. ASEAN sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc tại khu vực" - ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh.

Những tuyên bố của ông Vương Nghị là sự ám chỉ trực tiếp đến Mỹ, quốc gia đang muốn can dự nhiều hơn vào khu vực bằng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP).

"Trung Quốc coi FOIP là một chiến lược kiềm chế thế địa chính trị đang lên của nước này thông qua các hành động ngăn chặn và kiềm chế Bắc Kinh của bộ tứ kim cương gồm Mỹ, Úc, Nhật và Ấn Độ" - giáo sư Thitinan Pongsudhirak thuộc Đại học Chulalongkorn viết trên báo Bangkok Post.

Tháng 6-2019, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua "Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" sau nhiều năm chật vật giải quyết mâu thuẫn.

Mặc dù vậy, theo giáo sư Thitinan, vẫn khó để các nước ASEAN chấp nhận sâu hơn quan điểm kiềm chế Trung Quốc của Mỹ trong FOIP. Điều này xuất phát từ việc chiến lược của Mỹ không có sức hấp dẫn kinh tế với các nước ASEAN sau khi Mỹ đã từ bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mỹ cáo buộc Trung Quốc xây đập kiểm soát Mekong

Trong một cuộc gặp sau đó với các nước thuộc Sáng kiến hạ lưu sông Mekong, ngoại trưởng Mỹ tiếp tục chỉ trích các đập giữ nước thượng nguồn của Trung Quốc.

Ông Pompeo khẳng định đây là nguyên nhân khiến mực nước trên sông Mekong thấp kỷ lục, cáo buộc Bắc Kinh âm mưu thay đổi dòng chạy ở hạ nguồn bằng các con đập.

TTO - Nếu Mỹ áp thuế bổ sung 10% với 300 tỉ USD hàng Trung Quốc còn lại có hiệu lực từ 1-9 như Tổng thống Donald Trump tuyên bố trên Twitter, như vậy sẽ không còn tồn tại thương mại tự do (free trade) giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu nữa.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Siêu dự luật 4.000 tỉ USD gây tranh cãi của ông Trump được Thượng viện Mỹ thông qua sát nút

Với tỉ lệ sít sao 51-50, Thượng viện Mỹ ngày 1-7 đã thông qua siêu dự luật thuế và chi tiêu trị giá 4.500 tỉ USD do Tổng thống Trump hậu thuẫn.

Siêu dự luật 4.000 tỉ USD gây tranh cãi của ông Trump được Thượng viện Mỹ thông qua sát nút

Hàng ngàn người trúng xổ số 'hụt' ở Na Uy

'Tôi nghĩ: Trời ơi, cuối cùng cũng đến lượt mình sao? Có thật không đây? Rồi tôi lên trang web công ty và thấy rõ ràng: Xin chúc mừng, bạn đã trúng thưởng!', một người trúng xổ số 'hụt' chia sẻ.

Hàng ngàn người trúng xổ số 'hụt' ở Na Uy

Công nghệ ADN mới giúp phá vụ án bế tắc gần 60 năm

Trong cuộc điều tra ban đầu, cảnh sát đã phát hiện một dấu lòng bàn tay trái tại hiện trường. Dấu vết này được đối chiếu với hơn 19.000 người đàn ông nhưng không có kết quả tương thích.

Công nghệ ADN mới giúp phá vụ án bế tắc gần 60 năm

Siêu dự luật liên tục bị chỉ trích, ông Trump dọa trục xuất tỉ phú Elon Musk

Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc khả năng trục xuất ông Elon Musk, sau khi vị tỉ phú nhiều lần công khai chỉ trích siêu dự luật của Đảng Cộng hòa.

Siêu dự luật liên tục bị chỉ trích, ông Trump dọa trục xuất tỉ phú Elon Musk

Ông Trump phàn nàn Nhật Bản không mua gạo Mỹ, Tokyo đáp trả cứng rắn

Giữa lúc giá gạo trong nước tăng cao và Mỹ gây sức ép mở cửa thị trường, Nhật Bản khẳng định sẽ không đánh đổi ngành nông nghiệp để đạt được thỏa thuận thương mại với Washington.

Ông Trump phàn nàn Nhật Bản không mua gạo Mỹ, Tokyo đáp trả cứng rắn

Nga tăng tốc tấn công, kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine trong tháng 6

Trong tháng 6-2025, Nga đã kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine, đánh dấu mức tiến quân lớn nhất trong vòng 7 tháng qua, cho thấy đà tấn công đang được đẩy mạnh sau thời gian chững lại vào mùa đông.

Nga tăng tốc tấn công, kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine trong tháng 6
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar