24/02/2025 10:54 GMT+7

Nuốt khó - nuốt nghẹn chớ coi thường, có kỹ năng sơ cấp cứu ai cũng nên biết

Nuốt nghẹn là hiện tượng có thể gặp ở hầu hết mọi người, tuy nhiên hay gặp nhất là người cao tuổi. Việc xử trí cấp cứu ngay tại chỗ cho người bệnh bằng cách khai thông đường thở vô cùng quan trọng.

Nuốt khó nuốt nghẹn chớ coi thường, kỹ năng sơ cấp cứu ai cũng nên biết - Ảnh 1.

Nuốt nghẹn là hiện tượng có thể gặp ở hầu hết mọi người, tuy nhiên hay gặp nhất là người cao tuổi - Ảnh minh họa

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) cho biết nghẹn là triệu chứng biểu hiện ở động tác nuốt, cảm giác tức và như có vật chắn khi nuốt vào. Nghẹn có thể xuất hiện khi ăn uống hoặc có khi chỉ nuốt nước bọt.

Đó là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Lý do tình trạng nuốt nghẹn hay gặp ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi, niêm mạc của ống tiêu hóa teo dần, gây giảm sút khả năng tiếp nhận thức ăn của cơ quan này.

Ngoài ra thành biểu mô của niêm mạc miệng cũng mỏng hơn, lợi co rút lại, khiến khả năng nhai giảm đi. Do đó người cao tuổi sẽ nuốt những mẩu thức ăn to hơn, nhất là khi lơ đãng.

Khi nuốt, sự phối hợp các chức năng ở họng mất sự nhịp nhàng, khiến thức ăn dễ rơi nhầm vào khí quản, gây ho sặc sụa và nghẹt thở.

Nếu thức ăn làm bít tắc thực quản, bệnh nhân đang ăn bỗng thấy nuốt khó, nấc, nôn ọe. Lúc này cửa thanh môn mở ra, miếng thức ăn dễ di chuyển vào khí quản. Hậu quả là bệnh nhân ho kịch liệt, nói không ra tiếng, khó thở, có thể bị nghẹt thở.

Nếu thức ăn làm tắc khí quản, bệnh nhân đột nhiên thở khó, sắc mặt đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ, nấc cụt, có thể tử vong trong vài phút.

Do khí quản bị tắc, việc cho thở oxy qua mũi, họng sẽ không tác dụng. Những người xung quanh cần lập tức khai thông khí quản cho bệnh nhân, đồng thời báo cho bác sĩ đến hỗ trợ giúp.

Nuốt khó nuốt nghẹn chớ coi thường, kỹ năng sơ cấp cứu ai cũng nên biết - Ảnh 2.

Thức ăn dành cho người cao tuổi cần được cắt thành miếng nhỏ - Ảnh minh họa

Cách xử trí cho người bị nghẹn

Đối với các trường hợp bị nghẹn, việc xử trí cấp cứu ngay tại chỗ cho người bệnh bằng cách khai thông đường thở vô cùng quan trọng.

Nếu người bị nghẹn vẫn tỉnh táo: Để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh nhằm đẩy thức ăn ra ngoài hoặc ít ra cũng tạo được khe hở để thở.

Người cấp cứu đứng ở phía sau, dùng khuỷu tay đập mạnh 4 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai. Nếu tình huống cho phép, để nạn nhân hơi cúi về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm chặt ngang bụng nạn nhân, dùng ngón cái siết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều dưới lên.

Làm vài lần để đẩy thức ăn ở khí quản, ở cửa thanh môn ra hoặc tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp.

Nếu nạn nhân bất tỉnh: Cho nạn nhân nằm nghiêng. Người cấp cứu một mặt lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng, giữa hai xương bả vai.

Cũng có thể để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay vào bụng trên nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong và lên trên.

Nạn nhân bị nghẹn bởi thức ăn đặc, nhầy, dính: Nếu bị nghẹn những thực phẩm như bánh trôi, bánh ga tô..., ngoài các cách cấp cứu nêu trên có thể để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra.

Chỉ cần lách được một khe hở là có thể giữ được tính mạng nạn nhân.

Các chuyên gia lưu ý, nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện, cần hô hấp nhân tạo ngay bằng cách để nạn nhân nằm ngửa trên nền nhà (trên nền cứng), nắm hai tay nạn nhân ép xuống ngực nạn nhân rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục.

Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Để tránh nghẹn, người cao tuổi cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ. Khi ăn, không nên nói chuyện hay mải mê suy nghĩ. Chỉ nên ngồi vào bàn ăn khi đầu óc thanh thản. Sự căng thẳng, lo buồn, cáu giận sẽ làm bữa ăn mất ngon, dễ gây rối loạn động tác nuốt.

Ăn miếng bé và nuốt từng miếng nhỏ, mềm, nuốt từ từ. Trong gia đình, nên làm những miếng thức ăn nhỏ cho người cao tuổi hoặc dùng dao, kéo cắt nhỏ thức ăn.

Vướng nghẹn cổ và khó nuốt

Cảm giác vướng nghẹn vùng cổ và cảm giác khó nuốt là 2 triệu chứng biểu hiện khá giống nhau nhưng lại khác nhau về bản chất vấn đề.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21-5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty khác nhau trên cả nước.

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar