14/05/2019 12:10 GMT+7

Nương tình yêu đi qua bệnh tật - Kỳ 1: Mối tình của Thương

LAN ANH - XUÂN LONG
LAN ANH - XUÂN LONG

TTO - Những ai mới gặp Thương, 26 tuổi, sẽ không nghĩ rằng cô đã bốn lần lên bàn mổ tim và đang chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư. Chính tình yêu đã tiếp sức mạnh cho cô.

Nương tình yêu đi qua bệnh tật - Kỳ 1: Mối tình của Thương - Ảnh 1.

Thương - Ảnh: XUÂN LONG

Ở Viện Huyết học - truyền máu trung ương (Hà Nội), những người biết không chỉ có bác sĩ, y tá, mà còn cả các bệnh nhân, bởi "lịch sử" mổ tim bốn lần của cô giờ vẫn đầy nghị lực chống chọi với bệnh ung thư máu.

Dù bầu trời này rất tăm tối nhưng đâu đó vẫn còn tia sáng. Hãy nhìn về phía tia sáng để đi ra, đừng ở trong vùng tăm tối nữa.

Lời người yêu của Thương

Những ngày tuyệt vọng

Hôm chúng tôi gặp Thương, cô vừa cùng bạn đi thăm một bệnh nhân từng điều trị bệnh về máu tại Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, sau đó phải chuyển qua Bệnh viện Việt - Đức điều trị tiếp một chứng bệnh khác.

Thương cho biết ở bệnh viện lâu ngày, một người mắc trọng bệnh dù lạc quan đến đâu chăng nữa cũng sẽ trải qua những ngày mất ăn mất ngủ, có khi suy sụp, gục ngã. Những lúc như thế, nhiều bệnh nhân cảm thấy chán nản và không muốn làm khổ người nhà thêm nữa.

Từ 2010-2012, Thương phải vào viện mổ tim bốn lần, tiền nợ mổ tim chưa trả hết thì tháng 6-2016, cô gái trẻ suy sụp khi lại mắc ung thư.

"Đó là một chiều tháng 6-2016, tôi đi xe máy và tai nạn làm tôi bị rách chân nên đến Bệnh viện Đa khoa Nghệ An điều trị. Vết thương không lớn nhưng nhiều ngày sau vẫn không lành, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị nhiễm trùng, chỉ định dùng kháng sinh liều cao.

Sau tám ngày điều trị tại bệnh viện tỉnh, vết thương vẫn không lành, càng điều trị bạch cầu càng tăng cao nên tôi được chuyển ra Hà Nội" - Thương kể.

Ở Hà Nội, kết quả xét nghiệm xác định Thương mắc ung thư. Lúc ấy cô không còn muốn gì hết, kể cả người gần gũi nhất là mẹ.

10 ngày đầu Thương chỉ khóc, cứ tỉnh là khóc. Trong đầu cô cứ luẩn quẩn suy nghĩ sao số phận quá nghiệt ngã với mình. Cô bỏ ăn, bỏ ngủ, không muốn được gia đình chăm sóc.

Khi những suy nghĩ tuyệt vọng đến đỉnh điểm, Thương leo lên nóc nhà với ý muốn tự tử.

Nương tình yêu đi qua bệnh tật - Kỳ 1: Mối tình của Thương - Ảnh 3.

Thương chia sẻ ảnh của cô và người yêu trên Facebook với dòng chú thích “Trước mặt em là cả một vùng trời tăm tối nhưng sau lưng em, anh luôn là vùng đất bình yên” - Ảnh: Facebook

Bạn đồng hành

Những ngày ấy, có một người ở bên Thương, chia sẻ nỗi tuyệt vọng và mong ước được sống của cô. Chàng trai ấy hơn Thương vài tuổi và được phát hiện mắc ung thư trước cô một năm. Cô nằm phòng bệnh 719, anh ấy ở phòng 720.

Những ngày Thương tuyệt vọng nhất, anh ấy nói với Thương về mơ ước được sống tiếp những ngày tuổi trẻ, nhưng nếu tuyệt vọng và từ chối điều trị như cô, mơ ước ấy là không thể.

Cho đến khi Thương sắp gục ngã, anh ấy nói rằng: "Bố mẹ đã cho em sự sống, cớ sao phải chết dễ dàng? Em cứ nghĩ phía trước là bức tường, dù bầu trời này rất tăm tối nhưng ở đâu đó vẫn còn tia sáng, hãy nhìn về phía tia sáng để đi ra, đừng ở trong vùng tăm tối nữa".

Có một người đồng cảnh ngộ chia sẻ, Thương lạc quan hơn, hợp tác tích cực theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nhưng khi Thương điều trị được bốn tháng thì bệnh tình của chàng trai diễn tiến xấu, sức khỏe yếu dần.

"Khoảng tháng 10-2016 bệnh anh ấy trở nặng, liên tục sốt cao 39-40 độ C, sốt kéo dài và phải chuyển qua Bệnh viện Bạch Mai. Lúc đó tôi cũng đâu có khỏe, nhưng thấy anh ấy yếu quá rồi nên vẫn lết qua bên đó chăm.

Đúng đợt đó tôi bị cảm cúm, mua sáu liều thuốc cảm định uống trong ba ngày. Trên giường bệnh anh ấy đã mê man nhưng vẫn kêu đau mỗi khi bị chạm đến những vết loét trên da.

Trong những ngày ở đó, có những ngày sức khỏe anh ấy xấu, bác sĩ cũng đã nói với gia đình sự bó tay của bệnh viện. Tôi nói với mẹ anh ấy: "Vậy còn con sẽ như thế nào? Mẹ hãy để anh ấy lại đây để anh ấy cố gắng".

Rồi tôi trải chiếu ngay gần anh, người nhà anh ấy cứ đuổi tôi về nhưng tôi cố bám trụ. Có những đêm chỉ cần một tiếng gọi nhỏ là tôi lại giật mình vì tưởng người ta báo anh ấy đã đi. Nhưng may mắn sau hai tháng điều trị anh ấy cắt sốt, được về lại Viện Huyết học - truyền máu T.Ư" - Thương kể.

Giờ thì chàng trai ấy và Thương đã ở bên nhau rồi. Dịp Valentine năm 2017, hai người cùng đang trong đợt điều trị ở Viện Huyết học, anh ấy đã tặng Thương một chiếc nhẫn vàng tây nhỏ. Tiền mua nhẫn anh ấy tích góp từ tiền "mừng tuổi" của cha mẹ từ dịp tết.

Anh ấy nói với Thương rằng những người bình thường yêu nhau sẽ đi xem phim, du lịch, còn hai người chỉ có ghế đá bệnh viện, nhưng dành cho nhau thì không kém bất cứ ai và vẫn luôn bên nhau với sự chân thành.

Quý từng ngày nhìn thấy mặt trời

Những ngày này, Thương đang cố gắng tìm việc ở Hà Nội để được gần anh ấy.

Bệnh của Thương thật may mắn là có thể sử dụng loại thuốc điều trị nhắm đích, cơ hội nhiều hơn. Nhưng bệnh ung thư trên cơ địa một người đã bốn lần mổ tim thì rất cần phải tuân thủ chỉ định khám định kỳ, uống thuốc hằng ngày và chăm sóc sức khỏe.

Còn chàng trai ấy kiếm việc làm ở Hà Nội xen giữa những đợt điều trị. Họ chỉ được gặp nhau khi Thương đến đợt khám hằng tháng và ra Hà Nội.

Nhưng mỗi lần như thế, đôi trẻ lại bận bao nhiêu là việc. Chị Lý Thị Hảo, trưởng phòng công tác xã hội Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, cho hay Thương là "thành viên tích cực" trong việc nâng đỡ tinh thần cho những người bệnh ung thư của viện này.

Đặc biệt những người mới vào viện, đang tuyệt vọng như Thương khi xưa, và những người bệnh giai đoạn cuối, quỹ thời gian đang còn rất ít ỏi, đang đau đớn và cũng đang tuyệt vọng.

Khi chúng tôi gặp Thương lần đầu, cô vừa đi an ủi một em trai sinh năm 2000 đang tuyệt vọng trong những ngày cuối cùng. Em ấy cũng từng nỗ lực như Thương nhưng rồi đành buông xuôi.

Thương cho chúng tôi xem tấm ảnh chàng trai trẻ đang rũ xuống vì những cơn đau, mới hiểu vì sao những người mắc bệnh nan y luôn quý giá sức khỏe và cuộc sống, quý giá mỗi ngày được sống để nhìn thấy mặt trời.

Thương đã nhiều lần đi qua đi lại lằn ranh ấy, và cô luôn thấu cảm với những người ở bệnh viện này.

Nương tình yêu đi qua bệnh tật - Kỳ 1: Mối tình của Thương - Ảnh 4.

Việt Huyết học - truyền máu T.Ư, nơi Thương và người yêu cô điều trị và gặp nhau - Ảnh: XUÂN LONG

Dựa vào tình yêu

Nhìn Thương ríu rít khi chờ "anh ấy" đến như tất cả những cô gái trẻ đang yêu khác, chúng tôi mới hiểu mơ ước thầm kín trong trái tim Thương là một cuộc sống bình thường như mọi cô gái khác.

Trong hơn ba năm quen nhau, cả hai đã đồng hành qua bao nhiêu lần tuyệt vọng rồi hi vọng, tình yêu đã giúp họ vượt qua .

Kỳ tới: Sự lựa chọn của Xuân


TTO - Chàng là sĩ quan quân đội, công tác ở một trạm rađa miền núi. Nàng là kỹ sư tài năng làm việc cho một tập đoàn thép ở châu Âu. Họ đã viết nên một câu chuyện đẹp về tình yêu.

LAN ANH - XUÂN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar