19/04/2016 08:22 GMT+7

Nước uống phòng bệnh mùa nóng

THS.BS NGUYỄN VĂN ĐÀN
THS.BS NGUYỄN VĂN ĐÀN

TTO - Hễ “nóng” thì uống nước mát, đó là thói quen của dân ta.

Tuy nhiên việc sử dụng các dược liệu có tính thanh nhiệt, lợi tiểu không được khuyến khích sử dụng để giải khát trong mùa nóng vì sẽ gây lợi niệu, mất ion và điện giải, cơ thể càng khát hơn nữa, đồng thời rối loạn cân bằng nội môi cơ thể, rất nguy hiểm...

Hoặc nhẹ hơn là người hay bứt rứt, giảm tập trung, cáu gắt, mất ngủ, tiêu hóa kém...

Ngoài ra, chúng ta có quan niệm trúng nắng, cảm nắng là phải đi dưới trời nắng gắt, mà quên rằng vẫn có thể cảm nắng do nhiệt độ nóng trong nhà, độ ẩm cao, nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng với biểu hiện: bệnh nhân nhức đầu, thân hình co ro, sốt cao, sợ lạnh, da nóng nhưng không có mồ hôi.

Chúng tôi xin giới thiệu một số loại nguyên liệu vừa dễ tìm vừa giúp giải nhiệt, đồng thời phòng ngừa các triệu chứng hay gặp vào mùa nóng như ho, tiêu chảy, kém ăn... như sau:

Nước đậu ván trắng (bạch biển đậu): Dùng 20-30 gam sắc cùng 2-3 lát gừng tươi, ngày uống 2-3 lần giúp trị đau bụng do ăn không tiêu, trúng độc thức ăn. Theo đông y, bạch biển đậu vị cam, tính bình, kiện tì hòa trung, tiêu thử, hóa thấp, giúp điều trị tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa do nắng nóng, ăn uống không điều hòa. Dùng dạng sống nấu nước uống nếu để giải nhiệt mùa nóng. Nếu người hay tiêu lỏng, tay chân lạnh thì rang thơm trước khi nấu nước uống.

Nước cà rốt (hồng la bặc): Nước ép cà rốt sống hoặc 100-200 gam cà rốt thái miếng, thêm 200-500 ml nước, đun đến mềm hoàn toàn, nghiền mịn, thêm ít muối. Để chỗ mát, dùng súp này trong 24 giờ. Vì theo đông y, cà rốt vị ngọt, tính bình, kiện tì tiêu thực, thanh nhiệt giải độc, hạ khí ngừng ho. Cách đơn giản vừa thanh nhiệt, giảm ho vừa chữa tiêu chảy khi trời nắng nóng.

Nước cần tây: Ăn sống với xà lách hoặc nước ép, uống mỗi ngày nửa ly (200 gam một ngày), hoặc nước sắc (30-50 gam khô hoặc 150-200 gam tươi nấu trong 1 lít nước) chia đều uống trong ngày. Theo đông y, cần tây vị ngọt, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, kiện kỳ, bình can, hạ khí. Có thể dùng chung với trần bì (vỏ quýt), mật ong. Giúp ích trong trường hợp kém ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa đình trệ, suy nhược.

Nước cà chua: Dùng cà chua bóc vỏ ăn sống hoặc giã nát thêm đường để ăn hoặc phối hợp ngó sen (ngẫu tiết) vắt lấy nước uống. Sử dụng trong thời tiết nắng nóng làm tổn thương vị âm, cơ thể bứt rứt, khát nước, họng khô. Theo đông y, cà chua vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, dưỡng âm, mát huyết.

Hoặc đơn giản hơn, không những dùng khi tiêu chảy mà còn dùng để bù nước, bù điện giải trong những ngày nóng là dùng nước dừa tươi hoặc nước Oresol (pha thuốc đúng tỉ lệ quy định ghi rõ trên bao bì của nhà sản xuất). Hạn chế hoặc không dùng nước trà (khô hoặc tươi) vì trà cũng có tác dụng lợi tiểu, uống càng đặc lợi niệu càng nhiều.

THS.BS NGUYỄN VĂN ĐÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 bổ sung một số quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trường hợp nào được hoàn trả tiền?

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Hàng tấn heo bệnh được các nghi phạm thu gom, giết mổ trái phép rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Tính đến cuối tháng 6-2025 mới chỉ hơn 200/1.800 bệnh viện chuyển đổi từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar