27/09/2017 10:45 GMT+7

Nước ngầm quan trọng ra sao?

TRỌNG NHÂN tổng hợp
TRỌNG NHÂN tổng hợp

TTO - Câu chuyện miền Tây sụt lún một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc khai thác nước ngầm quá mức. Bạn biết gì về nước ngầm và tầm quan trọng của việc giữ gìn nó?

Nước ngầm quan trọng ra sao? - Ảnh 1.

Ô nhiễm và suy giảm nguồn nước ngầm là một trong những vấn đề lớn mà thế giới đang đối mặt - Ảnh: REUTERS

Nước ngầm là một dạng nước phân bố dưới bề mặt đất được tích trữ trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các lớp đất đá trầm tích, có diện tích phân bố rộng trên trái đất từ vùng ẩm ướt cho đến sa mạc, từ núi cao đến vùng cực.

Cung cấp nửa lượng nước uống toàn cầu

Nước ngầm được hình thành trong một khoảng thời gian dài, là một phần trong vòng tuần hoàn nước. Theo đó, một phần lượng nước mưa đều thấm xuống lớp đất đá ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. 

Trong số này lại có một lượng nước thấm xuống sẽ được giữ lại trong những tầng đất nông với đặc tính có thể chảy vào sông nhờ quá trình thẩm thấu. Ngoài ra, một phần nước tiếp tục thấm xuống sâu hơn, góp phần hình thành các tầng nước ngầm.

Nước ngầm quan trọng ra sao? - Ảnh 2.

Chu kỳ hình thành nguồn nước ngầm - Ảnh: Haiku Deck

Số lượng thấm bao nhiêu bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khiến mỗi nơi sẽ tích trữ lượng nước ngầm khác nhau. Ví dụ, trên đỉnh băng của đảo Greenland, lượng nước mưa thấm xuống là rất nhỏ, ngược lại, với một dòng sông ngầm chảy dồi dào vào trong hang động ở vùng Georgia, Hoa Kỳ.

Khi xuống đến các tầng sâu, nước ngầm có thể di chuyển được những khoảng cách dài hoặc được trữ lại trong một thời gian dài trước khi được khai thác hoặc có thể thẩm thấu vào sông suối hay đại dương.

Hiện nay nước ngầm được sử dụng cho khoảng 2 tỉ người trên thế giới, được coi là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên dễ sử dụng nhất.

Với nước ngầm, con người đã sử dụng hàng ngàn năm nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Ước tính, lượng sử dụng nước ngầm trên thế giới vào khoảng 982km3 một năm. Trong đó, nước ngầm cung cấp phân nửa lượng nước uống trên toàn cầu, và chiếm giữ 38% lượng nước tưới tiêu.

Riêng tại Việt Nam, nước sử dụng cho sinh hoạt thì 70% nước bề mặt và 30% nước ngầm. Đồng thời, theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) năm 2013, nước ta có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan mà chưa qua xử lý.

Suy giảm, ô nhiễm

Nước ngầm quan trọng ra sao? - Ảnh 3.

Số liệu sụt lún toàn vùng ĐBSCL và một số tỉnh trong khu vực giai đoạn 1991 - 2016 - Ảnh: Chí Quốc - Đồ họa: Tấn Đạt

Ngoài những lợi ích trực tiếp đối với con người, nước ngầm đóng vai trò quan trọng với tự nhiên khi góp phần ổn định dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông, đồng thời giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất.

Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng tăng cao dẫn đến khai thác quá mức nên mạch nước ngầm ở nhiều nơi, đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM đã bị giảm số lượng nghiêm trọng, đồng thời bị ô nhiễm các chất hữu cơ, kéo theo đó làm cho đất đai có hiện tượng sụt lún.

Đặc biệt, công tác thu gom chất thải rắn, xử lý nước thải tại nhiều đô thị chưa hiện đại dẫn đến tình trạng nguồn nước bẩn, các chất gây nguy hại thẩm thấu vào lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Riêng ở các vùng ven biển nước, do tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nước ngầm đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn ngày càng gia tăng. 

Ở vùng nông thôn, người dân đào giếng lấy nước, tuy nhiên ở những nơi đào không có, người dân không lấp giếng lại, tạo điều kiện cho nước dơ tràn vào theo đường này, dễ dàng gây ô nhiễm mạch đất.

Tiết kiệm nước, chuyện chưa bao giờ cũ

Để giữ gìn nguồn nước ngầm, cần phải nâng cao ý thức cộng đồng trong vấn đề giữ sạch nguồn nước.

Cụ thể, không vứt rác bừa bãi, không đưa chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón hoặc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Đồng thời, cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường nước.

Sử dụng nguồn nước có kế hoạch cũng là một yêu cầu cấp bách, việc khai thác quá mức trong thời gian dài khiến cho nước không kịp thẩm thấu để tạo thành nước ngầm mới, gây cạn kiệt nguồn nước.

Câu chuyện sử dụng nước một cách tiết kiệm chưa bao giờ là cũ đối với mỗi người dân, mỗi gia đình.

Không nên giữ tư tưởng có tiền thì muốn xài nước bao nhiêu cũng được, hãy nghĩ đến thế hệ con em mai sau, khi mà nguồn nước có thể cạn kiệt, đất đai có thể sụt lún và chìm dưới mực nước biển.

Do đó, bằng những việc làm nhỏ nhặt trong gia đình, bạn có thể góp phần làm giảm lượng tiêu thụ nước ngầm, góp phần vun đắp cho cuộc sống mai sau.

TRỌNG NHÂN tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar