12/06/2018 11:19 GMT+7

Nước mắt trong lửa

DƯƠNG THỊ HẠNH (ĐỒNG NAI)
DƯƠNG THỊ HẠNH (ĐỒNG NAI)

TTO - Câu chuyện là lời tự sự của một tác giả rất trẻ, đang học lớp 12, về số phận tưởng chừng buồn thảm nhưng ánh lên tình người đẹp đẽ, khát vọng sống mãnh liệt.

Nước mắt trong lửa - Ảnh 1.

Chiếc đèn dầu để cạnh giường đổ. Lửa lan ra, cháy sang chiếc mùng cũ đầy những chỗ chắp vá - nơi đứa bé nhỏ xíu đang say giấc nồng. Và bi kịch xảy đến...

Ông trời có thể lấy đi tất cả, nhưng thứ mà ông trời không thể cướp đi đó chính là ý chí

Dương Thị Hạnh

Ba mẹ tôi chưa bao giờ thôi xót xa, dằn vặt bản thân về cái ngày định mệnh hôm ấy. Nó đã xảy ra cách đây 26 năm, tưởng sẽ nguôi ngoai vì đã cứu được mạng sống của đứa con đầu lòng. Nhưng vụ hỏa hoạn năm ấy thực sự đã tàn phá một cuộc đời. Đau đớn về thể xác, tổn thương tinh thần nghiêm trọng cứ mãi bám lấy chị - người con gái chưa một lần sống cho chính mình!

"Cái Bỏng" là tên mọi người hay gọi chị. Từ nhỏ tôi chẳng hiểu vì sao họ lại đặt như thế. Tôi luôn thắc mắc cái tên "Hiền" của chị dễ mến như vậy, cần gì cái tên kia chứ, có hay ho tẹo nào đâu! Nhưng dần lớn, tôi nhận ra mọi người gọi như thế: những vết bỏng.

Gương mặt trái xoan của chị, một nửa bị lửa hủy hoại, ăn sâu lên vùng da đầu. Đôi bàn tay của người con gái ấy dính lại với nhau, mãi chẳng thể duỗi ra được. Rồi những vết bỏng khắp người mà lúc nhỏ tôi chẳng hề để ý, chỉ nhớ hình bóng chị cõng tôi trên lưng, đi khắp ngôi chợ cũ đầy rác và sình lầy để quét chợ và nhặt bao nilông bán đồng nát phụ ba mẹ.

Tôi vẫn nhớ những dấu chân theo chị trên bãi phơi bột mì (sắn) thuê của gia đình. Nhớ những lúc chị kéo xe đẩy bột cho tôi vi vu khắp sân... Người con gái tuổi 15 không đẹp tuổi trăng rằm, mà dáng người nhỏ nhắn, mái tóc dài xơ xác, chị buộc lên cho gọn gàng. Chị cần mẫn bóp từng cục bột mì ướt để phơi ra những tấm bạt trải dài trên sân. 

Chẳng phải những ruộng lúa thơm bao la, bát ngát, cũng chẳng có những cánh đồng muối lấp lánh miền biển xa, dáng người thoăn thoắt di chuyển hết chỗ này đến chỗ kia giữa một "xứ sở" trải đầy bột mì không ngại nắng, ngại mưa, chẳng kể ngày hay đêm...

Nhớ giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt với một bên má là làn da bị bỏng gồ ghề, đen sạm vì lao lực. Mười tám tuổi trăng tròn đón chị bằng trận đau lưng, ghì chặt trên giường. Thoái hóa cột sống, đối với người già đã khổ, với một người con gái quanh năm chỉ quần quật với sân bột lại càng đau đớn hơn. Nuốt nước mắt gượng dậy, chị cũng không than thở, trách móc.

Dông tố vẫn kéo đến tất cả như muốn vùi dập người con ấy phải gục ngã. Ba tôi ký đơn ly hôn với mẹ, bỏ lại bốn mẹ con bơ vơ nơi căn chòi nhỏ. Gồng mình đứng dậy, chị xin làm thuê cho một xưởng gỗ nhỏ gần nhà. Cũng chính nơi đây chị gặp được người tưởng như là tri kỷ...

Từ nhỏ chị chưa một lần cảm nhận được tình bạn ấm áp như thế nào, đi đến đâu chị cũng bị xua đuổi, bị ném những ánh mắt ghẻ lạnh. Lũ trẻ con trong làng thấy chị là chạy trốn, chúng sợ con bé "hai mặt" khác thường. Thế nhưng nơi xưởng gỗ nhỏ ấy, chị gặp được một người con gái hiền lành, thấu hiểu, cho chị biết được tình bạn nó gắn bó, yêu thương biết mấy.

Ấy vậy mà, một thời gian sau người con gái ấy dè chừng, không còn những ngày nói chuyện rôm rả, cũng chẳng còn những ngày chở nhau đi ăn chè ở chợ đêm... 

Chị tôi biết được rằng bạn trai của người bạn gái đó khó chịu và luôn đặt vấn đề tại sao lại chơi với một đứa xấu như chị! Ai bảo chỉ cần tấm lòng chân thành người ta sẽ hiểu cho mình chứ, chỉ cần nhìn thấy gương mặt ấy là họ đã mặc định chị là người xấu xa...

Tưởng rằng thanh xuân sẽ có được người bạn tri âm tri kỷ, nhưng hóa ra nó đã khiến chị thêm đau. Tôi bắt gặp chị khóc trong gian bếp củi đen kịt vì khói ám vào của căn chòi trong một buổi chiều mưa như thác đổ. 

Ôm lấy chị, nhẹ nhàng lướt đôi tay lên làn da sần, sẹo lồi lõm lau nước mắt cho chị. Ngoài trời lạnh vì mưa. Căn bếp nhỏ bị dột, chỉ duy nhất nơi chị em tôi ngồi sát bên ngọn lửa đang bập bùng cháy, tôi thấy dòng nước mắt của chị ánh lên qua ngọn lửa.

Tôi nhìn rõ hơn những vết bỏng trên gương mặt ấy, nhìn thấu được những vết sẹo trong đôi mắt kia dưới ánh lửa. "Cuộc đời của chị còn gì mà ông trời không cướp đi chứ? Cứ nghĩ chị sẽ có bạn đồng hành, ấy vậy mà đến bây giờ chị vẫn phải cam chịu, vẫn phải sống trong tủi nhục như thế này sao? Giá như ngày đó chị đừng được cứu sống thì bây giờ chị đâu phải đau như thế này!" - chị thì thầm trong tiếng nấc...

Vòng tay tôi không đủ lớn để ôm lấy chị, tôi sà vào lòng như chú chim nhỏ cần được sưởi ấm. Bàn tay không lành lặn ấy ôm chặt lấy tôi, tôi nghe rõ giọng chị: "Nếu chết đi là điều dễ dàng, chị đã chết từ lâu. Nhưng ông trời bắt chị phải sống. 

Chị nhận ra mình sống vì con tim này ba mẹ trao cho, vì những đứa em này cần được yêu thương, cần được sống vì ước mơ không phải từ bỏ như chị. Và chị sống để chị chiến đấu tới cùng với số phận!". Năm đó tôi lên 10.

Những lời chị nói năm xưa đã in hằn vào trong tim tôi. Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra không ai chọn cửa sinh ra nhưng ai cũng có quyền chọn cuộc đời mình. Có lẽ ông trời có thể lấy đi tất cả, nhưng thứ mà ông trời không thể cướp đi đó chính là ý chí.

Từ ngày 8-6 đến 11-6, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" đã nhận được bài dự thi của các tác giả: Đỗ Văn Tình, Đỗ Đặng Anh Đào, Nguyễn Văn Nhiệm, Trần Thị Lan, Nghiêm Thị Hiền, Nguyễn Hải Sơn, Nguyễn Ngọc Kiêm, Nguyễn Thị Kim Oanh, Cô Trần, Ngô Hoài An, Hồ Văn Phú, Quỳnh Hương (TP.HCM); Phạm Đình Phong, Nguyễn Văn Công (Hà Nội); Pham Le Thuy; Lê Quang Thọ (Đắk Lắk); Trần Thành Nghĩa (Trà Vinh), Nguyễn Văn Hớn (Long An), Nguyễn Thị Thùy Hương (Đồng Nai), Vũ Văn Cách (Lâm Đồng), Lê Hiền Hòa (Bạc Liêu), Phạm Nguyên Ngọ (An Giang), Trần Mai Phương (Bến Tre), Phạm Ngọc Tỉ (Quảng Bình), Nguyễn Thị Thanh Thủy (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tuổi Trẻ tiếp tục chào đón bài dự thi của bạn đọc. Bài dự thi xin gửi về báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ngoài bì thư ghi "Bài dự thi Khoảnh khắc thay đổi đời tôi) hoặc email [email protected]. Trân trọng.

TTO - Một câu chuyện nhẹ nhàng, lắng đọng của một bạn trẻ làm người tình nguyện. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Nước mắt trong lửa - Ảnh 5.
DƯƠNG THỊ HẠNH (ĐỒNG NAI)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar