23/06/2017 17:30 GMT+7

​Nước giải nhiệt không nên uống thay nước lọc

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Trên các diễn đàn xã hội, chị em chia sẻ rất nhiều bí quyết hạ nhiệt, đặc biệt là giải nhiệt mùa hè bằng thảo mộc.

Các loại thực phẩm thông dụng như nước dừa, nước mía, nước ép trái cây, rau má, râu ngô, mã đề, rễ cỏ tranh… được rất nhiều người lựa chọn. Hầu như ai ai cũng cho rằng là lành tính, tốt cho sức khỏe nên có thể sử dụng tùy ý. 

Nguyên nhân làm cơ thể bị nhiệt là do uống không đủ nước, do ảnh hưởng của khói, bụi, sức nóng của môi trường, do nhiễm siêu vi, vi trùng, mất nước do táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra, còn là do chức năng giải độc của cơ thể kém, mắc các bệnh mãn tính, phải dùng thuốc dài ngày... Vì thế, việc thanh nhiệt, giải độc là vô cùng cần thiết. 

Các loại nước mát bằng thảo mộc có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách, tuy nhiên không nên lạm dụng dùng hàng ngày thay nước lọc. Bởi ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu dễ làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải… Mỗi loại đều có những lưu ý và kiêng cữ riêng khi sử dụng, người dùng cần phải nắm rõ. Dùng thảo dược không cẩn thận cũng chẳng khác gì độc dược.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi uống nước lọc hay nước giải nhiệt cần uống từ từ để cho cơ thể hấp thu nước, không uống tới mức quá no trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng lưu lượng tuần hoàn, làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm đối với người lao động nặng, vừa đi nắng về, vận động viên vừa hoạt động mạnh xong. 

Không nên sử dụng nước các loại thảo mộc một cách tùy tiện. Nên uống nước lọc hàng ngày, với người bình thường, lượng nước được đưa vào cơ thể khoảng 2.500ml nước/ngày, trong đó nước uống khoảng 1.000-1.500ml. Nếu phải di chuyển nhiều trên đường hay làm việc ngoài trời cần bổ sung thêm nhiều nước hơn. Không nên để đến lúc khát mới uống nước. Khi đó cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tim, nguy cơ đột quỵ dưới trời nắng nóng.

Loại nước uống giúp giải nhiệt mùa hè tốt nhất vẫn là nước lọc, nước đun sôi để nguội. Chỉ cần uống nhiều nước để bù lại việc mất nước do thời tiết, đổ nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời tăng sức chống chọi với các nguy cơ bệnh tật. Ngoài ra, bổ sung hợp lý nước trái cây, ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể bổ sung các vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar