21/11/2017 09:21 GMT+7

Nước Đức nhiều khả năng bầu cử lại

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Sau thất bại của các cuộc đàm phán thành lập liên minh cầm quyền trong chính phủ mới tại Đức, quốc gia này đứng trước khả năng rất lớn phải tiến hành bầu cử lại.

Nước Đức nhiều khả năng bầu cử lại - Ảnh 1.

Thủ tướng Angela Merkel dự cuộc họp với nhóm nghị sĩ quốc hội liên đảng CDU/CSU tại Bundestag ở Berlin, Đức ngày 20-11 - Ảnh: REUTERS

Như trong bản tin trước chúng tôi đã đưa, sau khi Đảng Dân chủ Tự do (FDP) tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán thành lập liên minh cầm quyền, lộ trình tiếp tục nhiệm kỳ thủ tướng thứ 4 của bà Angela Merkel trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Lý do lớn nhất dẫn tới sự sụp đổ của các cuộc đàm phán này, theo Hãng tin Reuters, chính là lập trường trước đây về vấn đề nhập cư của bà Merkel, đồng ý tiếp nhận khoảng 1 triệu người nhập cư năm 2015.

Cuộc khủng hoảng nhập cư tại châu Âu đã trở thành vấn đề nóng tại nhiều quốc gia và cũng là vấn đề tâm điểm trong cương lĩnh tranh cử của nhiều đảng cực hữu tại các nước như Đức, Pháp và Áo.

Theo Đài DW (Đức), sau cuộc gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 20-11, bà Merkel cho biết cá nhân bà ủng hộ một cuộc bầu cử mới hơn là chọn cách thành lập một chính phủ thiểu số, cho rằng với chính phủ hiện tại sẽ rất khó có một lộ trình điều hành đất nước suôn sẻ.

Dĩ nhiên, tuyên bố của bà Merkel không có nghĩa nước Đức sẽ tiến tới ngay một đợt bầu cử khác. Trước hết, Tổng thống Steinmeier sẽ phải gặp gỡ các đảng khác để xem liệu còn có giải pháp liên minh nào cuối cùng có thể "vớt vát" được không.

Theo kết quả thăm dò dư luận do DeutschlandTrend tiến hành, sau khi đàm phán thành lập liên minh cầm quyền thất bại, 63% số người được hỏi cho biết muốn tổ chức cuộc bầu cử khác, 23% số người ủng hộ chính phủ thiểu số.

Tuy nhiên theo trang Foreign Policy, một cuộc bầu cử sớm lúc này sẽ đẩy bà Merkel vào tình huống đối mặt với nguy cơ rủi ro chính trị rất lớn. Đảng của bà rất có thể sẽ mất thêm ghế và nếu vậy, bà sẽ phải từ chức thủ tướng.

Đó là chưa kể còn có khả năng đảng cực hữu Lựa chọn thay thế cho nước Đức (Alternative for Germany - AfD) có thể giành được thêm ghế trong quốc hội. Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9 vừa qua, AfD hiện đang nắm 12,6% số ghế quốc hội, hay 94/709 ghế, theo Hãng tin Bloomberg.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Đức cũng phủ bóng bất an với toàn khu vực Liên minh châu Âu, nơi mà trong nhiều năm qua nước Đức được coi như một quốc gia giữ vai trò lĩnh xướng.

Thực tế này cũng sẽ khiến các cuộc đàm phán Brexit của nước Anh trở nên thiếu chắc chắn hơn, cũng như thế là các cuộc đàm phán về khối eurozone giữa Đức và Pháp.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar